Ngày 24/10, Amazon Web Services (AWS) công bố kế hoạch mở một hạ tầng Region (Khu vực) tại Thái Lan, sẽ bao gồm ba Availability Zone (Vùng khả dụng) và bổ sung thêm cho 87 Availability Zone hiện có tại 27 khu vực địa lý.
Region AWS mới tại Châu Á Thái Bình Dương (Bangkok) mới sẽ giúp các khách hàng ưu tiên đáp ứng yêu cầu về lưu trữ dữ liệu trong nước hoặc các yêu cầu về lưu trữ an toàn dữ liệu tại Thái Lan, đồng thời cung cấp độ trễ thấp hơn nữa cho thị trường trong nước. Các khách hàng, từ các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận đều có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến từ đám mây điện toán hàng đầu thế giới để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. AWS cung cấp danh mục dịch vụ đa dạng và chuyên nghiệp nhất trên thị trường, bao gồm các dịch vụ phân tích, tính toán, cơ sở dữ liệu, Internet vạn vật (IoT), máy học, các dịch vụ di động, lưu trữ và các công nghệ đám mây khác.
Ngoài ra, để thực hiện các cam kết của mình đối với khu vực này, AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD (190 tỷ bạt Thái) vào Thái Lan trong vòng 15 năm.
Prasad Kalyanaraman, Phó Chủ tịch bộ phận Dịch vụ Hạ tầng của AWS cho biết, Region AWS mới tại Châu Á Thái Bình Dương (Bangkok) sẽ cho phép các tổ chức ứng dụng các công nghệ của AWS như trí tuệ nhân tạo và máy học, phân tích dữ liệu và Internet vạn vật trong phát triển kinh doanh. Với các công cụ này, AWS giúp chính phủ các nước gắn kết tốt hơn với người dân và các doanh nghiệp để thúc đẩy sáng tạo phục vụ giai đoạn phát triển mới, và trao quyền để các doanh nhân phát triển sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan, ngài Supattanapong Punmeechaow cũng khẳng định, kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu của AWS tại Thái Lan là cột mốc quan trọng trên lộ trình đưa các dịch vụ điện toán đám mây tiên tiến đến cho nhiều tổ chức hơn nữa, giúp thực hiện tham vọng Thailand 4.0 để xây dựng nền kinh tế số hoá dựa trên giá trị. Đầu tư của AWS sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của đất nước, mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn dài hạn và giúp phát triển lực lượng lao động kỹ năng cao.
Các Region AWS bao gồm các Availability Zone (Vùng Khả dụng) có hạ tầng nằm tại các địa điểm vật lý riêng rẽ và cách biệt, với khoảng cách đủ lớn để có thể giảm đáng kể rủi ro khi một biến cố đơn lẻ có thể gây ảnh hưởng đến tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, nhưng cũng đủ gần để tạo ra độ trễ thấp cho các ứng dụng sẵn sàng cao sử dụng nhiều Vùng khả dụng. Mỗi Vùng Khả dụng có hạ tầng nguồn điện, làm mát và an ninh vật lý độc lập, được kết nối thông qua các mạng có dự phòng, với độ trễ siêu thấp. Khách hàng AWS ưu tiên độ khả dụng cao có thể thiết kế các ứng dụng của họ chạy trên nhiều Vùng Khả dụng và nhiều Region để có được khả năng chịu lỗi cao nhất.
Như vậy trên toàn cầu, Amazon đã công bố kế hoạch cho hơn 24 Availability Zone trong 8 Region AWS khác tại Úc, Canada, Ấn độ, Israel, New Zealand, Tây Ban Nha, Thuỵ sĩ và Thái Lan. Amazon cũng cam kết trở thành một doanh nghiệp bền vững hơn và đạt mức phát thải carbon ròng bằng không trên toàn bộ các cơ sở hoạt động của mình vào năm 2040, trước 10 năm so với Thoả thuận chung Paris, một mục tiêu của cộng đồng The Climate Pledge mà Amazon là một trong những đồng sáng lập.
Nhiều chuyên gia khẳng định trong khoảng 10 năm tới, trong quá trình chuyển đổi số, các xu hướng sau sẽ đóng vai trò chủ đạo. Vậy đâu sẽ là hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Liên minh chuyển đổi số DTS phối hợp với Viện IMRT (Đại học quốc gia TP.HCM) và Viện ISB (Đại học Kinh tế TP. HCM) đã tổ chức chương trình đào tạo dành cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chuyển đổi số ở Tây Ninh.
Trung Tâm Đào Tạo Xuất Sắc (Center of Excellence) được thiết kế chuyên nghiệp với các trang thiết bị tiên tiến của Schneider Electric. Đây cũng là cơ sở đào tạo kỹ thuật số mở rộng dành cho giáo viên và sinh viên của trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TPHCM nhằm cập nhật các công nghệ mới nhất trong lĩnh tự động hóa, số hóa ngành quản lý năng lượng
Nền tảng thanh toán Payoo và Dragon Capital Việt Nam (Dragon Capital) vừa ký kết hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng số DragonX của Dragon Capital Việt Nam.
Ngày 18/10 tại Hà Nội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn FPT chính thức khởi động Dự án Tư vấn xây dựng Chiến lược Chuyển đổi số toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong Hội thảo báo cáo khoa học ngày 14/10, tại Viện Vật lý kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.
UBND tỉnh Hà Giang vừa trao tặng bằng khen cho Zalo vì những đóng góp tích cực hỗ trợ công tác chuyển đổi số tại địa phương này trong thời gian qua.
Là chủ đề Triển lãm và Hội nghị Công nghệ cho cuộc sống 2022 (Tech4life Expo & Summit 2022) vào ngày 13-14/10/2022 tại TPHCM do Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.
Ngày 13/10, văn phòng FPT tại Nhật đã tiến hành ký kết thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS – công ty trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật.
Để ứng dụng AI hiệu quả trong lĩnh vực tài chính, theo ông Lê Hồng Việt – Tổng giám đốc FPT Smart Cloud, ngoài việc cần có khung hướng dẫn, các doanh nghiệp ngân hàng và tổ chức tài chính nên mạnh dạn thử công nghệ mới để đánh giá hiệu quả, rủi ro rõ ràng.