Tại “Hội nghị Lộ trình 5G của ASEAN” nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 (Vietnam International Digital Week 2022) diễn ra từ ngày 11-14/10 ở Hà Nội, Huawei cho biết, khu vực ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển 5G thần tốc, tiến tới thay thế 50% kết nối 4G vào năm 2030.
Tham gia tại phiên họp “Băng tần cho 5G”, ông Eric Guo, Giám đốc Giải pháp không dây của Huawei Việt Nam khẳng định, kỷ nguyên 5G đã sẵn sàng với hệ sinh thái thiết bị ngày càng đầy đủ và ứng dụng trên quy mô lớn. Hơn 70 quốc gia đã ra mắt dịch vụ 5G, đặt nền tảng cho việc triển khai 5G trên toàn thế giới. Trên 220 mạng 5G với hơn 2,2 triệu trạm phát sóng phục vụ 700 triệu người dùng. Đến năm 2030, dự kiến 5G sẽ đóng góp 960 tỷ USD vào GDP toàn cầu. Bắt kịp dòng chảy của thế giới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng đang bước vào giai đoạn phát triển 5G thần tốc, tiến tới thay thế 50% kết nối 4G vào năm 2030.
Hệ sinh thái thiết bị tăng cả về chất lẫn lượng cũng thúc đẩy 5G tăng tốc nhanh chóng. Hiện có hơn 1.500 thiết bị đầu cuối 5G khả dụng, gần 160 mẫu smartphone trang bị 5G giá chỉ dưới 300 USD, giá trung bình CPE của 5G giảm xuống chỉ còn 150 USD. Điều đó có nghĩa, 5G ngày càng tối ưu hóa chi phí và hiệu suất, dễ dàng tiếp cận người dùng và thương mại hóa mạnh mẽ khi tung ra thị trường.
5G là cốt lõi của cạnh tranh kỹ thuật số, nền tảng của chuyển đổi số (kinh tế số, xã hội số, chính phủ số…), chìa khóa để mở cánh cửa tăng trưởng số cho các quốc gia. 5G cho phép các ứng dụng mới có thể chuyển đổi mọi ngành công nghiệp và nền kinh tế, song chúng lại phụ thuộc chặt chẽ vào băng tần truy cập. Cụ thể, sẽ cần băng tần trung dưới 6GHz dịch vụ chất lượng cao và dưới 1GHz cho kết nối khắp mọi nơi vào năm 2030 để truy cập băng thông di động nâng cao, truy cập không dây cố định, internet vạn vật, công nghiệp 4.0…” – ông Eric Guo nhấn mạnh.
Theo ông Eric Guo, các nhà mạng có 300MHz băng thông tần số là điều cần thiết để đạt được khả dụng 5G trong ngắn hạn. Nhưng các băng tần trung TDD và băng tần 700MHz chính là những lựa chọn ưu tiên cao để thu hẹp cách biệt. Nếu tính nhà mạng đang chưa có tần số 5G thì băng thông tần số của các nhà mạng Việt Nam và Myanmar, Malaysia vẫn nằm dưới mức trung bình của khu vực. Để thành công trong kinh doanh, mỗi nhà mạng cần ít nhất 300MHz băng thông cho tất cả các loại hình dịch vụ.
Để đáp ứng nhu cầu kết nối tần trung, thì dải trung tần TDD (3.5/2.6/2.3/4.9) là phổ chính cho trải nghiệm hàng đầu liền mạch trong thời gian ngắn, với 100MHz trên mỗi nhà mạng (MNO) được khuyến nghị để mở khóa tiềm năng của 5G. Hơn 80% mạng 5G hiện nay được triển khai trên băng tần trung. Hệ sinh thái thiết bị đầu cuối kết nối dải trung TDD cũng đã phát triển đầy đủ, mà phổ biến nhất là 3.5Ghz với 1.061 thiết bị, 2.6Ghz với 973 thiết bị…
Hiện nay do nhu cầu của các dịch vụ, như metaverse, VR, AR… thế giới không chỉ triển khai 5G mà đang hướng tới 5,5G đòi hỏi các nhà mạng cần có thêm nhiều tần số hơn cho 5G. GSMA và 3GPP đề xuất sử dụng băng tần 6GHz để triển khai 5G nâng cao. Băng tần 6GHz là tiến bộ của 5G và được dự báo sẽ trở thành lựa chọn phổ biến trong vài năm tới, đồng thời kêu gọi hợp tác để điều đó sớm xảy ra. 80% các nhà khai thác di động hàng đầu cũng cho biết họ sẽ triển khai 6GHz cho các dịch vụ IMT. Dự kiến đến năm 2025, các thiết bị và cơ sở hạ tầng IMT 6GHz sẽ có mặt trên thị trường.
Cũng theo Huawei, 700MHz là điều kiện tiên quyết để kết nối 4G + 5G phổ biến trên toàn quốc, là nền tảng cho sự phát triển VoNR và IoT. Tại nhiều quốc gia, dải tần dưới 1GHz (700-900MHz) cũng là lựa chọn phổ biến để triển khai 5G trong thời điểm hiện tại để tăng khả năng phủ sóng trong nhà.
Các thế hệ băng tần từ thấp đến cao đều có những lợi thế riêng và kinh nghiệm triển khai, nên cân bằng giữa dung lượng và vùng phủ sóng, tối ưu băng thông liền kề trên mỗi mạng, thúc đẩy phát triển công nghệ kép một mạng theo yêu cầu, trung lập về công nghệ để tiến hóa lên 5G, đẩy mạnh các dịch vụ di động – ông Eric Guo kết luận.
Chip di động mới nhất Dimensity 1080 được MediaTek sản xuất trên tiến trình 6nm, tích hợp chip xử lý tín hiệu hình ảnh MediaTek Imagiq (ISP) và nhiều tính năng hỗ trợ chụp ảnh, quay video mới.
Chuột không dây Logitech Pebble M350 và bán phìm không dây Logitech K830 đều sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ cùng nhiều lựa chọn màu sắc trẻ trung.
24hStore – chuỗi hệ thống ủy quyền chính hãng Apple vừa công bố sự kiện mở bán sớm iPhone 14 series duy nhất vào ngày 13/10, tại Premium Store 296 đường 3/2 quận 10, TP.HCM với cơ hội trúng nhiều phần quà giá trị và giao lưu cùng hoa hậu Tiểu Vy, dàn TikToker… dành cho khách hàng.
Keysight và Nokia Bell Labs đã thực hiện đo kiểm thành công quá trình truyền tín hiệu quang siêu tốc 260 GBaud qua 100 km sợi đơn mốt tiêu chuẩn (SSMF) tại Hội nghị châu u về Truyền thông quang (ECOC) 2022 được tổ chức tại Basel, Thụy Sĩ, vượt kỷ lục 220 GBaud trước đó.
Báo cáo mới về tương lai của doanh nghiệp “Future of Enterprises report” của Ericsson đã nêu bật tầm quan trọng của sự chủ động và khả năng chống chịu của các doanh nghiệp trong các tình huống gây gián đoạn, thế giới ngày càng bất ổn.
Tính năng cảnh báo va chạm (Crash Detection) trên iPhone 14 cho phép người dùng nhanh chóng nhận được sự trợ giúp từ người thân hay các cơ quan chuyên trong thông qua các số điện thoại đã được thiết lập sẵn. Dù vậy, tính năng hữu ích này lại gây ra không ít phiên toái khi người dùng lỡ đánh rơi điện thoại hay chơi các trò chơi cảm giác mạnh.
Đó là dòng bo mạch chủ Intel Z790 và dòng card đồ họa Geforce RTX 40 sẽ được ASUS bán ra thị trường Việt trong quý IV năm nay.
Câu chuyện giữa Kwon và các nhà chức trách Hàn Quốc tiếp tục gia tăng nóng bỏng, sau sự sụp đổ của đồng ảo terraUSD và Luna đã xóa sổ hàng chục tỷ đô la của thị trường tiền điện tử này.
Từ 5/10 các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Tiên Yên – Móng Cái sẽ đảm bảo sử dụng dịch vụ thu phí theo hình thức thu phí tự động không dừng (ETC) trên toàn tuyến.
Apple đang nhắc nhở khách hàng rằng việc giao hàng iPhone 14 Plus đã bắt đầu vào ngày 7/10 khi các cửa hàng bán lẻ của Apple và đại lý ủy quyền cung cấp máy cùng một lúc.