Phần mềm bảo mật di động – Chưa gọi được sự quan tâm

Dù đã có mặt hơn 1 năm nay, nhưng thị trường phần mềm bảo mật dành cho thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng) tại Việt Nam hiện vẫn chưa hề có dấu hiệu phát triển, người dùng ngày càng tỏ ra hết sức thờ ơ. Trong khi đó, số lượng malware khổng lồ, các mối đe dọa từ các ứng dụng độc hại trên Internet phát tán đến các thiết bị di động vẫn được nhiều hãng bảo mật trong và ngoài nước liên tục cập nhật, cảnh báo.

Phần mềm bảo mật di động - Chưa gọi được sự quan tâm - 1j


Chưa gặp, chưa sợ

Hiện nay có thể nói hầu hết các hãng bảo mật đều đã ra mắt những phiên bản bảo mật dành cho các thiết bị di động của riêng mình và cũng đã chính thức cung cấp ra thị trường Việt Nam, gồm những thương hiệu nước ngoài như Kaspersky, Trend Micro, Symantec, Bitdefender, McAfee, NetQin… hay BKAV, CMC trong nước. Thông tin từ các hãng bảo mật này đều cho rằng, các sản phẩm bảo mật dành các thiết bị di động (dưới dạng thẻ cào) hiện được phân phối rộng khắp tại hệ thống các cửa hàng bán lẻ chuyên về công nghệ trên toàn quốc. Tính năng bảo mật của những phần mềm này khá tương đồng, đều là diệt virus, chặn tin nhắn rác, sao lưu dữ liệu… Và có lẽ đánh vào tâm lý người tiêu dùng đang sở hữu những chiếc điện thoại thông minh đắt tiền, nên khi giới thiệu sản phẩm, các hãng thường nhấn mạnh nhiều đến tính năng chống trộm, giúp xác định vị trí, tọa độ của chiếc điện thoại bị mất với cơ hội người dùng có thể tìm lại được.

Tại cửa hàng Viễn Thông A trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, anh T – nhân viên phụ trách bán phần mềm bảo mật này cho biết, số lượng thẻ bán ra rất nhỏ giọt, có tháng chẳng bán được cái nào. Giá trung bình một năm sử dụng phần mềm bảo mật dành cho điện thoại hiện dao động tầm khoảng 200.000 – 700.000 đồng, tùy hãng. Cũng tại cửa hàng này, anh L – một khách hàng mua chiếc smartphone trị giá hơn chục triệu đồng, khi được nhân viên mời mua thêm phần mềm bảo mật nữa để bảo vệ dế yêu, anh L đã lắc đầu quầy quậy. Lý giải cho sự từ chối này, anh L tươi cười bảo, lâu nay cả gia đình, bạn bè của anh, bản thân anh đều xài smartphone, lướt Wifi, lướt 3G vèo vèo nhưng vẫn chưa ai bị sự cố, dính virus hay phần mềm gián điệp gì, việc mua một phần mềm bảo mật cho di động thật sự vẫn chưa cần thiết. Giải thích của anh L cũng chính là cách nghĩ của phần đông người tiêu dùng hiện nay.

Nhiều lý do, 1 kết quả
Phần mềm bảo mật di động - Chưa gọi được sự quan tâm - ScreenShot2012 10 23at3.23.52PM1

 

Kaspersky thông qua nhà phân phối NTS Security, sau hơn một năm trầy trật chinh phục thị trường, ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Điều hành NTS Security thừa nhận: “Phần mềm bảo mật cho di động chưa phát triển tại Việt Nam trong suốt thời gian qua. Doanh số bán hàng các sản phẩm bảo mật cho mobile còn rất nhỏ so với các sản phẩm bảo mật dành cho máy tính. Người dùng chưa có nhu cầu bảo mật trên các thiết bị di động do các nguy cơ virus trên các thiết bị di động chưa xảy ra nghiêm trọng”. Song ông Vũ tin xu hướng phát triển nhanh nhu cầu bảo mật trên di động có thể sẽ xảy ra vào cuối năm 2012 này.

 

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Hiệp, Giám đốc Kinh doanh công ty Đỉnh Thái Phong, nhà phân phối các sản phẩm bảo mật của Trend Micro tại Việt Nam cũng cho rằng, nguyên nhân người dùng không quan tâm việc dùng phần mềm bảo mật cho di động là do tỉ lệ máy điện thoại bị tấn công rất thấp so với máy tính (99% máy tính, còn lại chỉ 1% là điện thoại). Sở dĩ điện thoại ít bị tấn công dù nó vẫn được dùng như một máy tính và cũng kết nối Internet là do vấn đề nằm ở hệ điều hành. Vả lại, ở Việt Nam tấn công điện thoại cũng chẳng khai thác, lấy cắp được gì vì ít có tài khoản ngân hàng, ít giao dịch. Việc lập trình virus trên điện thoại cũng khó hơn, ít phổ biến, ít người biết hơn so với máy tính. Trend Micro ra mắt thị trường Việt Nam phiên bản bảo mật dành cho điện thoại từ tháng 3/2012. Từ đó đến nay chỉ cho người dùng tải về dùng thử miễn phí, dự kiến đến đầu quý 4 này, phiên bản này sẽ chính thức thương mại.

Đại diện các cửa hàng bán lẻ, hệ thống Viễn Thông A hiện có bán 4 loại phần mềm bảo mật cho thiết bị di động. Bà Hoàng Ngọc Vy, TGĐ Viễn Thông A cho biết, tình hình tiêu thụ sản phẩm bảo mật dành cho ĐTDĐ tại Viễn Thông A chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng, vì khách hàng Việt Nam chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm bảo mật phần mềm có bản quyền.

Môi trường 3G có an toàn? Người dùng có cần phải mua phần mềm bảo mật?

Có thể nói người dùng smartphone hiện nay đều đã kết nối 3G, vì chỉ cần 40.000 đồng/tháng thoải mái truy cập Internet không giới hạn dung lượng mà không cần phải phụ thuộc vào những nơi phát sóng WiFi. Vậy môi trường 3G tại Việt Nam liệu có thực sự an toàn cho các thiết bị di động kết nối hay không? Thế Giới Số đã lấy ý kiến của hai chuyên gia bảo mật.

Ông Jimmy Low, Chuyên gia bảo mật khu vực Đông Nam Á, Kaspersky Lab cho biết: “3G chỉ là một mạng di động và các thuê bao di động sử dụng 3G để truy cập Internet từ các thiết bị như máy tính xách tay, smartphone. Xét về vấn đề bảo mật thì các thiết bị chỉ bị tấn công từ các lỗ hổng tồn tại trong hệ điều hành hoặc các ứng dụng có trong thiết bị. Nếu đề cập đến môi trường mạng 3G, hacker có thể tấn công vào mạng bằng cách lợi dụng hình thức tấn công từ chối dịch vụ DoS”.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm Đào tạo, quản trị mạng Athena phân tích: “Mạng 3G là mạng dùng riêng, mỗi thiết bị 3G khi kết nối với nhà cung cấp sẽ được tạo một kết nối riêng, có mã hóa do nhà cung cấp quy định, nên việc xâm nhập trái phép vào các kết nối riêng này khó thực hiện hơn trong môi trường mạng LAN. Mạng 3G khó tấn công do các ISP cấu hình tạo ra kết nối điểm điểm theo một kênh riêng, do đó hacker khó xác định đối phương hơn trong môi trường mạng LAN cố định. Nếu thực hiện  tấn công thì hacker sẽ tấn công thông qua giao dịch của client như cài mã độc vào e-mail, chương trình ứng dụng hoặc cài trojan mở cửa hậu (backdoor)… để hacker điều kiển từ xa. Vì vậy người dùng có thể yên tâm khi sử dụng kết nối 3G khi giao dịch trực tuyến qua ngân hàng (lưu ý: trong trường hợp thiết bị của người dùng không bị nhiễm trojan hoặc backdoor). Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người dùng không cần phải trang bị thêm một phần mềm bảo mật dành cho thiết bị. Vì thiết bị vẫn có thể bị cài mã độc, trojan  khi duyệt web, hoặc chạy các ứng dụng có nhúng malware”.
 

Các sản phẩm bảo mật tiêu biểu trên thị trường hiện nay

Bkav Mobile Security: Chạy trên các HĐH Android, iOS, Blackberry, Windows Phone, Symbian. Trang bị bộ lọc thông minh để tự động chặn tin nhắn rác và cuộc gọi không mong muốn. Diệt virus, chống trộm, sao lưu danh bạ, tin nhắn, cuộc gọi, tích hợp công nghệ giám sát truy cập và duyệt web an toàn. Giá 299.000 đồng/năm, hỗ trợ tiếng Việt.

CMC Mobile Security: Chạy trên thiết bị Android. Chống thất lạc và lọc tin nhắn, kiểm duyệt và cảnh báo nguy hiểm trong quá trình cài đặt và sử dụng; quản lý dữ liệu trong mọi quá trình tải dữ liệu qua internet, email, bluetooth, MMS. Bộ lọc tin nhắn cho phép lọc theo danh sách, từ khóa và theo nội dung. Hiện cung cấp miễn phí, có phiên bản tiếng Việt.

McAfee Wave Secure: Là ứng dụng bảo mật dành riêng cho iPhone. Sao lưu, phục hồi dữ khi thiết bị hỏng hóc hoặc bị đánh cắp. Sao lưu toàn bộ dữ liệu cá nhân như danh bạ, hình ảnh, video lên máy chủ từ xa. Trong trường hợp cần thiết, người dùng cũng có thể xóa dữ liệu từ xa để tránh rơi vào tay kẻ xấu. Phần mềm có giá khoảng 400.000 đồng/năm.

Norton Mobile Security: Ngoài các tính năng diệt virus, phầm mềm có thêm chức năng khóa điện thoại từ xa trong trường hợp bị mất hoặc bị đánh cắp, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm những thông tin cá nhân của mình. Giá gần 700.000 đồng.

Kaspersky Mobile security: Dùng cho hầu hết các HĐH (trừ iOS). Định vị khi điện thoại bị thất lạc; bảo vệ thông tin, hình ảnh, tập tin khỏi các truy cập trái phép; chặn cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn; kiểm soát con cái… Giá 199.000 đồng/năm

NetQin Mobile Security: Dùng cho HĐH Android, Symbian, Windows Phone, BlackBerry. Bảo vệ chống lại các mối đe dọa do virus, có thể sao lưu, khôi phục danh bạ đến máy chủ NetQin hoặc thẻ SD. Theo dõi giới hạn thông lượng kết nối băng thông. Giá bán tại 260.000 đồng/năm.

Trend Micro Mobile Security: Quét và diệt virus toàn diện trên điện thoại Android. Chống mất cắp; khóa máy từ xa; chặn và lọc cuộc gọi, tin nhắn; bảo vệ thông tin nhạy cảm, chống tấn công từ các web đen. Giá 199.000 đồng/năm.
 

 

Bạch Đông
Thế Giới Số 157 – Ngày 17.09.2012

Tung hoành sân cỏ

Bóng đá ở Việt Nam là môn thể thao vua. Bạn chơi bóng đá, tất nhiên, vì sức khỏe và sở thích. Bạn cần phải trang bị cho mình những dụng cụ để vừa bảo vệ cho bản thân mà cũng vừa đem lại hiệu quả cho việc chơi bóng.

IE10 sẽ có bản xem trước trên Windows 7 trong tháng 11

Như vậy, trong thời gian đầu, thị phần của Internet Explorer 10 (IE10) hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ bán Windows 8. IE10 không chạy trên Windows XP/Vista.

Công nghệ chiếu xạ Việt Nam yếu và thiếu

Cả nước chỉ có 5 trung tâm chiếu xạ vừa thực hiện công tác nghiên cứu vừa thương mại. Lĩnh vực chiếu xạ Việt Nam có tiêu chuẩn chiếu xạ hạn chế, sản phẩm chiếu xạ chưa đáp ứng được yêu cầu khi xuất khẩu. Sự yếu kém về công nghệ đang khiến nhiều sản phẩm của Việt Nam thua thiệt so với nước ngoài, đặc biệt thua thiệt khi vào thị trường Mỹ. Công nghệ chiếu xạ là gì, ảnh hưởng thế nào đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng và vì sao phải đẩy mạnh công nghệ này ở nước ta?

Oracle giới thiệu giải pháp quản trị và quản lý rủi ro mới

Ngày 15/10/2012, Bộ phận Giải pháp Tài chính Oracle Financial Services đã giới thiệu 2 giải pháp mới: Quản trị và quản lý tuân thủ quy định Oracle Financial Services Governance-Compliance Management (OFSG-CM), và giải pháp Phân tích rủi ro tác nghiệp Oracle Financial Services Operational Risk Analytics (OFSORA) với khả năng cung cấp chức năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong ngành về kiểm toán, tuân thủ quy định, đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh và quản lý thay đổi.

Giải pháp CNTT cho du lịch phát triển: Dễ triển khai, nhiều lợi ích

Hơn 40 nhà cung cấp giải pháp CNTT ngành du lịch đã tham gia giới thiệu sản phẩm tại hội thảo “CNTT và phát triển du lịch” tổ chức ở Khánh Hòa đầu tháng 6/2012. Điều này co thấy thị trường giải pháp ngành du lịch khá đa dạng từ phần cứng đến phần mềm, các giải pháp thương mại điện tử, tiếp thị trực tuyến, các giải pháp quản lý bán hàng, quản lý tổng thể và nhiều thu hút… Dưới đây là một số chia sẻ của các nhà cung cấp giải pháp CNTT cho du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung như Intel, Khả Thi, Tekde, Bizzon… về cách chọn lựa, nhu cầu, chi phí của các giải pháp.

Những phương thức bảo mật di động doanh nghiệp cần tuân thủ

Không chỉ rủi ro liên quan tới di động và việc nhân viên có thể mang thiết bị cá nhân tới môi trường làm việc đôi khi bị xem thường, cùng với xu hướng tất yếu ứng dụng di động trong kinh doanh hiện nay đã thực sự khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải gánh chịu tổn thất lớn. Bản Báo cáo hiện trạng di động mới nhất của Symantec đã chỉ ra rằng mức độ tổn thất trung bình liên quan tới tính di động mà các DNVVN phải gánh chịu trong năm 2011 là 126.000 đô-la Mỹ. Dưới đây là những phương thức theo ông Alex Ong, Giám đốc Symantec Việt Nam các DNVVN nên cân nhắc tuân thủ:

Thư viện lên mây: Nhẹ tiền, tra cứu tiện

Sau một thời gian tìm kiếm giải pháp phù hợp ứng dụng cho thư viện điện tử, trường Đại học Luật TPHCM đã ứng dụng giải pháp thư viện điện tử trên nền điện toán đám mây (iDragon Cloud) của Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số. Giải pháp hiện đang được triển khai ở giai đoạn 2 nhưng đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả này khiến giải pháp có thể đạt mục tiêu thương mại hóa – xây dựng kho dữ liệu phục vụ cho đa số người dùng…

Dassault Systèmes hỗ trợ Việt Nam nền tảng thiết kế sáng tạo bền vững

Ngày 14/9/2012, Dassault Systèmes – công ty trực thuộc 3DEXPERIENCE chuyên về phần mềm thiết kế 3D và các giải pháp Giả lập 3D (3D Digital Mock Up), Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management – PLM) đã công bố thỏa thuận với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (Vietnam Cleaner Production Centre – VNCPC) để thúc đẩy hoạt động sáng tạo sản phẩm sạch tại Việt Nam.

Vmware phát kiến mô hình vận hành đám mây mới

Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết những thách thức hoạt động liên quan tới việc xây dựng, vận hành, phân bổ nhân sự cũng như đánh giá một tổ chức CNTT có năng lực cao, VMware – hãng chuyên về hạ tầng ảo hóa và đám mây vừa ra mắt Tài sản sở hữu trí tuệ – mô hình điện toán đám mây mới mang tên Cloud Ops IP (Cloud Ops Intellectual Property), đi kèm với các dịch vụ tư vấn, giáo dục và chuyển đổi.

Dragon Dictation –hiểu tiếng Việt như người Việt

Siri của Apple, S-voice của Samsung rất thú vị, khi nhận diện tiếng nói qua công nghệ điện toán đám mây nhưng điều đáng tiếc cả 2 “cô thư ký” này vẫn chưa thể hiểu được một từ tiếng Việt nào. Ứng dụng nhận diện giọng nói Dragon Dictation của tập đoàn Nuance Communications, Mỹ khác hẳn, nghe và hiểu cũng như hoàn thành các thao tác của người dùng bằng tiếng Việt hoàn chỉnh. Ứng dụng am hiểu tiếng Việt như một người Việt.