Klook dự báo doanh thu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu du lịch quốc tế ngày càng tăng nhanh cùng việc nới lỏng các hạn chế biên giới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Klook, nền tảng thương mại điện tử về du lịch và trải nghiệm, thông báo du lịch xuyên biên giới tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Klook đạt mốc tăng trưởng hơn 300% theo quý, đánh dấu một trong những quý tăng trưởng cao nhất từ lúc công ty được thành lập, tính đến nay vừa tròn tám năm.
Nhân dịp kỷ niệm năm thứ tám hoạt động, Klook dành tặng khách hàng nhiều chương trình ưu đãi du lịch toàn cầu hấp dẫn và giới thiệu thêm nhiều tính năng mới trên nền tảng nhằm giúp du lịch nước ngoài thêm phần thuận tiện.
Dù Covid vẫn còn đó, du lịch đã dần dà trở lại. Sự quan tâm và hứng thú về du lịch ngày càng tăng cao, thể hiện qua việc số lượt tìm kiếm sản phẩm du lịch trên nền tảng Klook tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, Klook đã tăng gấp 04 lần số lượng dịch vụ có thể đặt được trên nền tảng, và phục hồi mạnh mẽ ở các điểm đến như Singapore, Hàn Quốc, Úc và Malaysia. Tại các thị trường hoạt động tốt nhất, doanh thu từ du lịch xuyên biên giới của Klook đã tăng đến 40% so với giai đoạn trước Covid.
Klook đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng nhu cầu du lịch mạnh mẽ ngay sau khi Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan mở cửa cho khách du lịch. Kể từ khi Nhật Bản thông báo chính thức mở cửa, nền tảng đã ghi nhận lượng tìm kiếm gấp 10 lần cho các từ khóa liên quan đến Nhật Bản đến từ khách du lịch trên toàn thế giới như Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.
Một tính năng đáng chú ý là việc tái thiết kế trang feed khám phá điểm đến, sử dụng nguồn nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content – UGC) đến từ kho lưu trữ hơn 7 triệu đánh giá của người dùng đã được xác minh của Klook. Giữa muôn trùng hoạt động ở các điểm đến cả mới lẫn cũ, cả trong nước lẫn nước ngoài, người dùng có thể dễ dàng xem gợi ý, đề xuất từ những khách hàng khác về những trải nghiệm tốt nhất của địa phương mà họ quan tâm. Klook cũng sẽ ra mắt tính năng Chuyến Đi mới, cho phép người dùng tự động tạo lịch trình cá nhân và chia sẻ lịch trình đó với bạn bè và gia đình dễ dàng.
Dù bão số 4 (bão Noru) đã tạm yên nhưng các công việc khôi phục, thống kê thiệt hại… sẽ còn nhiều điều để làm, Zalo khởi động lại tính năng “Tìm kiếm trợ giúp trong bão lũ”, cho phép người dân vùng bão tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng.
Với tính năng Trình theo dõi bão (Hurricane tracker), tiện ích Webcam vùng lân cận (Webcam widget) cùng các thiết lập cảnh báo thông tin thời tiết, ứng dụng Windy giúp người dùng dễ dàng cập nhật thông tin và hình ảnh chi tiết về tình hình cơn bão Noru.
Thông qua trang Zalo chính thức, các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Huế… đã nhanh chóng gửi đi nhiều thông báo khẩn, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bão Noru đến người dân.
Trong nhiều chục năm qua, canh tác vô cơ nhằm tạo ra năng suất cao, sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu chống đói của xã hội sau những năm chiến tranh dần dần bộc lộ mặt trái của nó. Đó là các sản phẩm canh tác vô cơ không an toàn đối với sức khỏe của con người. Một phần do quán tính, quá trình sạch hóa thực phẩm diễn ra khá chậm. Vì thế mới gây bức xúc trong xã hội. Bài viết này không có ý mổ xẻ nguyên nhân của chuyện rau bẩn hay sạch mà muốn đóng góp giải pháp để chung tay cùng giải quyết triệt để vấn nạn này.
Công an tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị triển khai trang Zalo “Công an tỉnh Bình Dương” và 126 trang Zalo của công an các cấp huyện xã thuộc tỉnh.
Ngày 23/9, Tập đoàn FPT và Công ty Cổ phần Ba Huân chính thức ký kết hợp tác chuyển đổi số toàn diện, thực hiện tầm nhìn doanh nghiệp nông nghiệp số.
Danh sách 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam vừa được Brand Finance công bố, 2 tập đoàn viễn thông Viettel và VNPT đã chiếm giữ 2 vị trí đầu bảng
Tại Hội nghị Huawei Connect 2022, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, đã chia sẻ về phương pháp mà Bệnh viện Liên kết đầu tiên của Đại học Y dược – Đại học Giao thông Tây An đã sử dụng AI để thúc đẩy quá trình phát triển và nghiên cứu dược phẩm mới.
Google đã chính thức trao bằng chứng nhận cho 53 studio game tại Việt Nam hoàn thành khóa đào tạo chuyên sâu của chương trình Gaming Growth Lab 2022 kéo dài 4 tuần.
Việc số hóa di sản được triển khai sớm nhất ở nước ta có lẽ là từ năm 1993 do Trung tâm Tư liệu tin học, thành phố Hồ Chí Minh (một dự án hợp tác với Cộng đồng châu Âu – EC) thực hiện. Là một chuyên gia công nghệ, đồng thời nguyên lãnh đạo Trung tâm Tư liệu tin học và Ngân hàng dữ liệu TP.HCM, bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tuấn Hoa đã đưa ra góc nhìn khá thú vị về câu chuyện số hóa di sản tại Việt Nam.