Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đang có nhiều quốc gia đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số nhất. Trong mạch xu hướng đó, ông Jun Zhang, Giám đốc đối ngoại của Huawei đã có những chia sẻ về tầm nhìn và đầu tư của hãng thời gian tới.
Ông Jun Zhang cho biết, mặc dù môi trường bên ngoài đầy thách thức và phức tạp, nhưng ngân sách đầu tư cho vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei năm nay đã đạt lên tới 22,4 % doanh thu. Đây là mức độ đầu tư vào R&D kỉ lục từ trước đến nay của Huawei. Bên cạnh duy trì, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong phát triển, hãng cũng mong muốn thu hút được nhiều nhân tài tại khu vực này.
Trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo kỹ thuật số, thì chuyển đổi số đang được xem là chiến lược của nhiều quốc gia khu vực này châu Á – Thái Bình Dương. Mong muốn trở thành trung tâm kỹ thuật số tại khu vực, Thái Lan đã xây dựng những hệ thống băng thông rộng và các trung tâm phát triển điện toán đám mây cũng như là hệ sinh thái kỹ thuật số. Năm ngoái, Huawei Thái Lan đã ra mắt “Bệnh viện thông minh 5G đẳng cấp thế giới Siriraj”, dự án bệnh viện thông minh 5G đầu tiên và lớn nhất trong khu vực ASEAN. Theo kế hoạch, bệnh viện Siriraj và Huawei sẽ thành lập Phòng thí nghiệm Sáng tạo chung để ươm tạo hơn 30 ứng dụng 5G sáng tạo sẽ được quảng bá trên toàn quốc từ năm 2022.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển mạnh mẽ, và Huawei cũng đã công bố đầu tư 400 triệu USD trong 3 năm tới vào các chương trình khởi nghiệp. Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số, Huawei cũng tiếp tục chuyển đổi số bằng cách đầu tư vào đổi mới R&D. Huawei đã xây dựng 3 trung tâm nghiên cứu trong khu vực: Hồng Kông, Singapore và Ấn Độ; và 5 phòng thí nghiệm và trung tâm đổi mới ở Singapore, Hong Kong và Phòng thí nghiệm mở ở Bangkok, Phòng thí nghiệm AI ở Singapore và trung tâm đổi mới 5G ở Thái Lan.
Huawei sẽ tiếp tục tăng cường các năng lực về giải pháp cơ sở hạ tầng ICT, phủ sóng di động ở các vùng sâu vùng xa thu hẹp khoảng cách số. Tại Philippines, một hệ thống mới bao gồm các thiết bị di động và trí tuệ nhân tạo do Huawei cung cấp đã được triển khai trong các khu rừng nhiệt đới được bảo vệ để ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và săn trộm động vật. Được xác định bởi AI, các cảnh báo thời gian thực về âm thanh từ cưa xích, xe tải và các chỉ số khác về phá rừng được gửi đến các kiểm lâm viên thông qua ứng dụng di động để họ có thể hành động nhanh chóng. Ở khu vực Papua ở trên cao và bị cô lập, lần đầu tiên mạng kết nối 4G đã đến được với một triệu cư dân nơi này.
Về chiến lược phát triển bền vững, giảm thiểu tỷ lệ carbon, theo ông Jun Zhang, trong những năm qua, Huawei Digital Power đã giúp khách hàng giảm lượng khí thải lên tới hơn 17 triệu tấn nhờ công nghệ kỹ thuật số. Tại Singapore, Huawei đã hỗ trợ Sunseap Group với các bộ biến tần năng lượng mặt trời hàng đầu để xây dựng một trong những trang trại nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới.
Đối với sự thiếu hụt tài năng ICT tiềm năng, ông Jun Zhang nhận định, chính sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số đã dẫn đến sự thiếu hụt tài năng ICT trong khu vực, và đây là bài toán này cần nên được giải quyết bằng cách phát triển tài năng địa phương.
Năm ngoái, Huawei đã hợp tác với công ty Bijoy Digital của Bangladesh để xây dựng một chương trình đào tạo hai năm và cung cấp cho máy tính bảng được cài đặt sẵn các ứng dụng giáo dục Bijoy Digital nhằm đảm bảo trẻ em Bangladesh có thể tiếp tục học tập tại nhà trong đại dịch. Huawei cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với Quỹ Lãnh đạo Phụ nữ (WLF) tại Malaysia nhằm đào tạo 2.500 phụ nữ tương lai có kỹ năng phân tích kinh doanh, dữ liệu lớn, AI và blockchain.
Trong năm nay, Huawei sẽ nỗ lực giúp phụ nữ dẫn đầu trong ngành ICT trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và có kế hoạch đầu tư 10 triệu USD vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đào tạo 100.000 nhân tài ICT. Song song đó, Huawei sẽ thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp một cách cởi mở, minh bạch và chất lượng cao, tăng cường hợp tác với nhiều chính phủ và các bên liên quan để cùng nhau nâng cao an ninh trong hợp tác.
Những phát minh mới như cánh quạt tubin gió có thể tái chế hoàn toàn, công nghệ giúp chuyển đổi CO2 thành chất có giá trị, công nghệ tái chế nhựa mới,… sẽ hỗ trợ xây dựng tương lai xanh – sạch – đẹp mà con người đang hướng tới.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là kinh tế nước ta sẽ phục hồi và phát triển như thế nào sau Covid? Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm câu trả lời, trong đó, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số là cách chủ động và mang lại kết quả nhanh nhất. Bài viết này sẽ giúp “hiến kế” những công nghệ tiên tiến mà hai ngành Du lịch và Sản xuất có thể ứng dụng triển khai sớm.
Báo cáo mới về Tiền số 2022 cũng cho thấy ứng dụng tiền điện tử được ưa chuộng nhiều hơn ứng dụng giao dịch chứng khoán
Công ty cổ phần phân phối công nghệ Quang Dũng (QD.TEK), thuộc tập đoàn GREENFEED Việt Nam, và công ty NTT Global Data Centers (NTT GDC), thuộc tập đoàn NNT Nhật Bản chính thức liên doanh xây dựng trung tâm dữ liệu tại TPHCM.
Tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương” do UBND Tỉnh tổ chức ngày 26/3, FPT đã vinh dự nhận kỷ niệm chương về việc hỗ trợ tỉnh phần mềm quản lý F0 tại nhà. Sở Công thương Hải Dương và Sàn thương mại điện tử Sendo cũng tiến hành ký kết hợp tác thương mại trong dịp này.
Nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng số đang tăng lên đáng kể, đặc biệt trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, bởi các tương tác được thực hiện trực tuyến ngày càng nhiều và điện toán đám mây đã trở thành công cụ thiết yếu để các tổ chức chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của tình trạng bình thường mới.
Phối hợp cùng FPT Software, Mondelez Kinh Đô Việt Nam (Mondelez) xây dựng hệ thống nền tảng bán hàng trên điện thoại cá nhân, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm, đồng thời linh hoạt hơn để tăng doanh thu.
Greg Corrado, Giám đốc mảng Health AI tại Google, trong bài viết mới nhất đã cho biết tiềm năng của camera điện thoại thông minh trong việc phát hiện nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch và cảm biến của chiếc điện thoại liệu có thể nghe hiểu được tiếng phổi và tim mạch.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT (tại địa chỉ SMEdx.gov.vn) do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chủ trì triển khai từ năm 2021. Chương trình đã thu hút hơn 16.000 doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.
Sau hơn 6 tháng triển khai thử nghiệm, các trang Zalo Công an Quận 12 đã thu hút gần 24.500 lượt người quan tâm, đăng tải gần 200 bài viết và clip tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn chung tay phòng ngừa tội phạm.