Một câu chuyện hiếm hoi mới nhất cho thấy rằng, Covid-19 có thể đã giúp các tế bào ung thư biến mất ở một người đàn ông 61 tuổi ở Anh đang chiến đấu với căn bệnh ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối.
Đối với một người ở Anh, một đợt mắc Covid-19 có thể mang lại những kết quả tích cực ngoài mong đợi bằng cách khiến căn bệnh ung thư ác tính của ông ấy thuyên giảm. Vào ngày 10/2, tờ New York Post đưa tin, người đàn ông không rõ danh tính đã nhập viện vì Covid-19 trong 11 ngày, trước đó người đàn ông 61 tuổi đã phải vật lộn với bệnh ung thư hạch bạch huyết (bệnh Lymphoma) giai đoạn 3 cùng với tiền sử ghép thận thất bại nên sức khỏe rất yếu.
Trong thời gian nằm viện với Covid-19, ông ấy không nhận được phương pháp điều trị nào như steroid hoặc các liệu pháp khác có thể giải thích về mặt lý thuyết sự thuyên giảm của căn bệnh. Ông ấy cũng không nhận được phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết nào, do tình trạng sức khỏe kém nói chung liên quan đến chứng suy thận sau ca cấy ghép thất bại vài năm trước đó.
Khi các triệu chứng Covid-19 thuyên giảm, ông ấy trở về nhà. Khoảng 4 tháng sau, kết quả siêu âm, CT và xét nghiệm ở bệnh nhân này cho thấy nhiều khối u hạch bạch huyết hầu như đã biến mất khỏi cơ thể ông ấy. Có vẻ như bệnh nhân này đã thuyên giảm sau khi nhiễm virus SARS-CoV2, nhưng làm sao có thể chắc chắn rằng đây không phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Chia sẻ rõ về vấn đề này, tiến sỹ Jonathan Friedberg thuộc Trung tâm Y tế của Đại học Rochester (Mỹ) cho rằng, ông không chắc chắn 100% điều này có thể do nhờ Covid-19 hay không, nhưng đối với một số loại ung thư hạch, đã có những trường hợp bệnh tự thuyên giảm và tự khỏi với tỉ lệ thấp là 25%.
Tuy nhiên, Jonathan Friedberg thẳng thắn chia sẻ: “Nhưng trong trường hợp này, bệnh ung thư hạch bạch huyết của người đàn ông 61 tuổi này đã nặng hơn cùng với tiền sử ghép thận thất bại nên khả năng để bệnh tự thoái lui và thuyên giảm là cực kỳ hiếm. Vì vậy, điều đó khá bất ngờ trong trường hợp này và chắc chắn là một phép màu thực sự”.
Cũng theo Tiến sĩ Jonathan Friedberg, thuộc Trung tâm Y tế Đại học Rochester, các phản ứng nhất định của hệ thống miễn dịch đằng sau cách mầm bệnh Covid-19 đột biến trong cơ thể cho thấy rằng, nó cũng có thể giúp quét sạch các tế bào không được chào đón khác.
Nói một cách chi tiết thì thông thường, phản ứng miễn dịch với virus có sự tham gia của đội quân tế bào T (tế bào bạch cầu), kháng thể và protein quan trọng để điều phối phản ứng, được gọi là cytokine. Các phản ứng miễn dịch thường đặc hiệu cho một mầm bệnh, trong trường hợp này là Covid-19. Đôi khi phản ứng miễn dịch có thể gây ra tác động rộng hơn, triệt tiêu cả các tế bào ung thư khác. Ông cũng nói, u lympho rất nhạy cảm với phản ứng miễn dịch, cũng phải nhớ rằng Lymphoma là một bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, nên những tế bào này cũng rất nhạy cảm với các thao tác cytokine.
Mặc dù không chắc chắn liệu sự thuyên giảm trong trường hợp của bệnh nhân là vĩnh viễn hay không, nhưng phát hiện này đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, nơi các nhà khoa học có thể đánh giá phản ứng miễn dịch đối với virus có thể có đặc tính chống ung thư như thế nào.
Ông Friedberg còn lưu ý rằng, ung thư hạch bạch huyết là một bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch, và thường được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Friedberg đề xuất rằng, Covid-19 có thể mở ra cánh cửa để nghiên cứu điều trị ung thư.
“Chúng tôi đang bắt đầu tìm hiểu phản ứng miễn dịch đối với virus có thể có đặc tính chống ung thư như thế nào. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân ung thư nên có lý do để lo sợ Covid-19 hơn vì căn bệnh này đã và đang gây thiệt hại lớn cho bệnh nhân ung thư, không chỉ dừng ở mức làm suy giảm miễn dịch. Ở nhiều đỉnh điểm khác nhau của làn sóng đại dịch lan tràn, các bệnh viện quá tải đã phải từ chối những bệnh nhân ung thư cần điều trị”.
Theo Nnypost/Ibtimes
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA thuộc Bộ Công Thương) vừa công bố ghi nhận các thông tin tài liệu trên mạng Internet về việc một số tổ chức, cá nhân tổ chức mời gọi người dân sử dụng một ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay InfoBoosts như một hình thức đa cấp trái phép.
Tại triển lãm Singapore Airshow sắp tới, Airbus sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến nhất của công ty và cam kết hướng tới thị trường hàng không vũ trụ bền vững.
Một công ty khởi nghiệp của Thụy Điển đã đưa ra một ý tưởng sáng tạo và không tốn kém để dọn dẹp đường phố ở thành phố Sodertalje. Đó là thuê quạ.
Với mục tiêu soán ngôi thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới của Apple, Xiaomi sẽ chi 15,17 tỷ USD cho R&D trong vòng 5 năm tới.
Apple vừa công bố bản cập nhật bảo mật cho iOS (và cả iPadOS) vào hôm 10/2 mang tên iOS 15.3.1, nhằm vá lỗ hổng cho phép hacker chạy mã tùy ý trên thiết bị của người dùng.
Panasonic vừa chính thức khởi động dự án “Nâng cao chất lượng không khí tại Bệnh viện” bằng việc triển khai trao tặng và lắp đặt 261 điều hòa tích hợp công nghệ lọc khí nanoe™ X cho 3 bệnh viện lớn tại Hà Nội.
Một nghiên cứu của Kaspersky – “Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” tiết lộ rằng, 45% người dùng trong khu vực Đông Nam Á (SEA) bị mất tiền vì lừa đảo tình ái trên mạng.
Ngày 10/2, ngay sau khi Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam về nước, FPT Shop đã có buổi gặp gỡ ngắn để chúc mừng và tận tay trao khoản tiền thưởng 500 triệu đồng.
Lenovo vừa tung ra thị trường 2 mẫu laptop hiệu năng cao mới nhất ThinkBook 14p Gen 2 và ThinkBook 16p Gen 2 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một báo cáo mới đây cho biết các chuyên gia đã cảnh báo không nên sử dụng một số mật khẩu phổ biến trên các ứng dụng vì chúng làm tăng khả năng bị tấn công.