Các nhà khoa học trong một nghiên cứu quốc tế về hóa thạch đã phát hiện, tư thế cuộn tròn trong phôi thai có niên đại 72 đến 68 triệu năm tuổi được tìm thấy trong một quả trứng khủng long hóa thạch rất giống với hành vi "gài" được kích hoạt bởi hệ thống thần kinh trung ương của phôi chim hiện đại.
Theo nội dung bài báo nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang, Học viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Calgary của Canada được xuất bản trên tạp chí iScience gần đây, động tác “gài” của loài chim hiện nay có nguồn gốc từ khủng long chân đốt, trong đó có loài khủng long lông vũ Oviraptorosaurs.
Phát hiện mới này được tìm thấy bên trong một quả trứng khủng long hóa thạch có chiều dài khoảng 17cm. Trứng hóa thạch được tím thấy và mua lại bởi ông Liang Liu, giám đốc công ty khai thác và bán đá Yingliang Group của Trung Quốc vào năm 2000. Đến năm 2010, nghiên cứu của bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang đã phát hiện phôi thai bên trong trứng hóa thạch này.
Phôi thai được đặt tên là Baby Yinglang có niên đại từ 72 đến 68 triệu năm tuổi, thuộc kỷ Phấn Trắng, ở vùng Ganzhou, miền nam Trung Quốc. Dựa trên phân tích hộp sọ sâu và không có răng, nhóm nghiên cứu đã xác định phôi thai là của loài khủng long lông vũ ăn tạp và rất có thể là của loài Oviraptorosaurs.
Các nhà nghiên cứu ước tính, cơ thể cong lên của phôi thai nếu kéo thẳng có thể dài 27cm. Việc phát hiện cách thức cuộn tròn của phôi thai bên trong trứng khủng long hóa thách mới là chủ đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm.
Cụ thể, khủng long oviraptorosaur con có tư thế đầu cụp xuống, hai chân gập lại ở hai bên cơ thể và lưng cong lên theo đường cong của phần cuối cùn của quả trứng. Tư thế này chưa từng dược quan sát thấy trong phôi khủng long không phải là gia cầm. Tuy nhiên, nó lại là tư thế thường thấy bên trong phôi các loài chim hiện nay để làm tăng đáng kể cơ hội nở thành công.
Phát hiện mới này là bằng chứng rõ nét nhất chứng minh tổ tiên của loại chim hiện nay là một trong những loài khủng long lông vũ.
Bệnh viện Siriraj (Thái Lan), đã phối hợp cùng công ty Huawei Technologies (Thái Lan) chính thức ra mắt “Bệnh viện Thông minh 5G Siriraj”.
Nikolay Korchunov, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga, cũng vừa là chủ tịch Hội đồng Bắc Cực lo ngại các vi khuẩn bị mắc kẹt trong băng giá hàng chục nghìn năm có thể “thức giấc” trở lại, do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Các nhà khoa học gần đây đã ghi lại được cảnh một con cá có cái đầu trong suốt, đôi mắt màu xanh lục nằm ẩn sâu trong đầu và có thể nhìn xuyên trán, nó có tên là cá Barreleye.
Hai đơn vị này đã thử nghiệm hiệu suất và khả năng của giải pháp 5G mới nhất từ Samsung với bộ khuếch đại sóng radio 64T64R Massive MIMO trên mạng lưới thương mại thử nghiệm của Viettel tại Đà Nẵng, Việt Nam
Giọng nói của ba phi hành gia Trung Quốc gồm Zhai Zhigang (Trác Chí Cương), Wang Yaping (Vương Á Bình), và Ye Guangfu (Diệp Quang Phú) vang dội trong các lớp học khoa học trực tuyến dưới mặt đất, khi các học sinh chú ý lắng nghe với đầy sự thích thú.
Elon Musk cho biết, công ty Neuralink của ông hy vọng sẽ bắt đầu cấy chip não của mình vào người vào năm 2022, muộn hơn so với những gì ông dự đoán trước đó. Ông cho biết, những người đầu tiên nhận được chip này sẽ là những người bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng.
Một nhóm các nhà khoa học tại một trường đại học ở phía Tây Nhật Bản đã phát triển một loại khẩu trang có thể phát sáng nếu chúng phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19, bằng cách sử dụng kháng thể chiết xuất từ trứng đà điểu.
Các món bít tết làm từ thịt bò in 3D nguyên liệu từ thực vật hiện đang dần được phục vụ trong các nhà hàng Châu Âu.
Các học viên Nga đã phát triển một robot do thám được ngụy trang như một hòn đá để tác chiến ở vị trí trong điều kiện được bảo vệ bởi các tay súng bắn tỉa – kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.
Mới đây, 2 đề tài nghiên cứu liên quan đến công nghệ xử lý tiếng nói của nhóm kỹ sư Zalo AI đã được công nhận tại Hội nghị châu Á – Thái Bình Dương về trí tuệ nhân tạo quốc tế – PRICAI 2021.