Một nhóm các nhà khoa học tại một trường đại học ở phía Tây Nhật Bản đã phát triển một loại khẩu trang có thể phát sáng nếu chúng phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19, bằng cách sử dụng kháng thể chiết xuất từ trứng đà điểu.
Vào ngày 8/12, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học tỉnh Kyoto ở phía tây Nhật Bản đã phát triển loại khẩu trang có khả năng phát sáng nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2, một loại virus gây đại dịch Covid-19. Bí mật để phát hiện virus SARS-CoV-2 của khẩu trang này chính là kháng thể trích xuất từ trứng đà điểu.
Ở đây, các chuyên gia đã tạo ra thành công phản ứng nhận diện đặc biệt này nhờ sử dụng kháng thể chiết xuất từ trứng đà điểu. Bởi đà điểu có khả năng tạo ra một số loại kháng thể hoặc protein khác nhau để vô hiệu hóa các thực thể lạ xâm nhập trong cơ thể, xuất phát từ một công trình thử nghiệm hiệu quả diễn ra vào tháng 2 năm ngoái, khi nhóm thử tiêm vào đà điểu cái một lượng SARS-CoV-2 bất hoạt và không gây nguy hiểm. Sau đó, họ đã chiết xuất thành công một lượng lớn kháng thể từ trứng của những con đà điểu này.
Tiến sĩ Yasuhiro Tsukamoto, Trưởng khoa Khoa học Môi trường và Đời sống tại Đại học Tỉnh Kyoto, và cũng là người dẫn đầu công trình mới này nhận định: “Chúng tôi đã trích xuất được kháng thể từ đà điểu khi cho tiếp xúc với nhiều loại virus, vi khuẩn và chất gây dị ứng, nhưng chúng tôi rất vui khi thấy đà điểu phát triển khả năng miễn dịch và tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2 trong trứng của mình nhanh chóng như thế nào”.
Sau thử nghiệm thành công bước đầu đó, Yasuhiro Tsukamoto cùng các cộng sự hy vọng sẽ sử dụng trứng đà điểu để phát triển nhanh chóng các phương pháp điều trị virus và vi khuẩn đột biến, như trong trường hợp bệnh tả chẳng hạn, các loại cúm mới, sốt mới cũng như các mầm bệnh khác trong tương lai.
Với ý nghĩ đó, ở quy trình chế tạo mới, các nhà khoa học đã phát minh ra một màng lọc đặc biệt có thể lồng vào bên trong khẩu trang. Để kiểm tra, nhóm có thể tách màng lọc này khỏi khẩu trang và xịt thuốc nhuộm huỳnh quang có chứa kháng thể chống SARS-CoV-2 chiết xuất từ trứng đà điểu lên đó. Nếu phát hiện virus, màng lọc sẽ phát sáng dưới ánh sáng cực tím.
Để có được kết quả ban đầu, nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm với 32 người mắc Covid-19 trong vòng 10 ngày theo quy trình chuẩn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tất cả khẩu trang của những người này đeo đều phát sáng dưới ánh sáng cực tím. Ánh sáng này mờ dần theo thời gian khi tải lượng virus giảm dần đi.
Tất nhiên, cần phải kiểm tra thêm trước khi nhóm có thể gửi khẩu trang này để Chính phủ Nhật Bản phê duyệt. Còn trước mắt, các nhà nghiên cứu hiện hy vọng sẽ mở rộng thí nghiệm của họ lên quy mô 150 bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Trong một bước ngoặt kịch tính khác, Tsukamoto nói rằng chính ông cũng đã phát hiện ra rằng bản thân mình nhiễm Covid-19, sau khi ông ấy đeo khẩu trang thử nghiệm mới lên mặt mình và thấy rằng nó phát sáng dưới tia UV.
Yasuhiro Tsukamoto – người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận định: “Chúng tôi có thể sản xuất hàng loạt kháng thể chiết xuất từ trứng đà điểu với chi phí thấp. Trong tương lai, tôi muốn làm sản phẩm này như là bộ kit xét nghiệm tiện lợi mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng; “Tôi cũng hy vọng những chiếc khẩu trang công nghệ sẽ cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để kiểm tra xem họ có nhiễm virus hay không, từ đó có phương án cách ly, điều trị kịp thời”.
Hiện tại, mẫu khẩu trang này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu mọi việc suôn sẻ với quá trình thử nghiệm kế tiếp diễn ra theo đúng tiến độ tích cực, thì nhóm khoa học mong muốn nhận được sự chấp thuận của chính phủ Nhật Bản để tiếp thị những chiếc khẩu trang này ra thị trường thương mại trong năm tới. Tuy nhiên, để có được điều này, nhóm phải cam kết tiếp tục thử nghiệm nhiều hơn nữa những mẫu khẩu trang phát sáng nhận diện Covid-19 này, chứng minh được rằng nó phát huy tối đa hiệu quả, an toàn về mọi mặt, trước khi đưa vào áp dụng rộng rãi ngoài thị trường.
Giới chuyên gia quốc tế nhận định, việc có thể nhanh chóng xác định xem mình có bị nhiễm Covid-19 hay không là rất quan trọng để chống lại những tác động tồi tệ hơn, mà đại dịch gây ra mà bản thân chúng ta nếu không phát hiện kịp thời. Khi thế giới tiếp tục vật lộn với những tác động nguy hiểm, khôn lường của đại dịch, những cải tiến như những chiếc khẩu trang này được xem là “vật cứu cánh” tiềm năng, nhưng còn phải trải qua một chặng đường dài để đưa vào áp dụng thực tế. Vì vậy, mọi người sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
Theo Futurism/Nst
Một công ty cho vay thế chấp ở Mỹ gây phẫn nộ khi sa thải 900 nhân viên qua ứng dụng họp trực tuyến Zoom mà không được báo trước.
Ông Tô Dũng Thái, Thành viên phụ trách Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn VNPT được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT.
Speak to Lead mùa 2 là cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh trung học phổ thông chuyên trên toàn quốc được đồng tổ chức bởi Đại sứ Quán Hoa Kỳ, Hệ thống giáo dục HOCMAI, và Đại học Hà Nội.
Số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) của Việt Nam vượt mốc doanh thu 1 triệu USD bán hàng ra thị trường quốc tế trên Amazon tăng hơn 40%. Giá trị xuất khẩu của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) Việt Nam hợp tác với Amazon tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong Danh sách Google Year in Search 2021 – Google Một Năm Tìm Kiếm – bao gồm Tốp 10 Tìm Kiếm Nổi Bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu khác nhau của năm 2021 trên Google Tìm kiếm, Lịch thi đấu Euro 2021 là từ khóa được người dùng tìm nhiều nhất.
Trong một báo cáo gửi đến các nhà đầu tư hôm 7/12, cô Katy Huberty của Morgan Stanley đã tăng mục tiêu giá cổ phiếu của Apple từ 164 USD lên 200 USD.
Theo công bố hợp tác mới giữa Vietnamobile và ví điện tử MoMo, khách hàng có thể sử dụng ví này để thanh toán các loại thẻ nạp điện thoại, data…, và hưởng nhiều ưu đãi quà tặng từ hai đối tác.
Ericsson và Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) công bố hợp tác về giáo dục công nghệ 5G tại Việt Nam.
Các món bít tết làm từ thịt bò in 3D nguyên liệu từ thực vật hiện đang dần được phục vụ trong các nhà hàng Châu Âu.
Mưu đồ này là tình tiết mới nhất và có lẽ là quái dị nhất về việc trốn tránh tiêm vaccine trong cuộc đấu tranh giữa chính phủ Ý và phe chống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại quốc gia này.