Ericsson và Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) công bố hợp tác về giáo dục công nghệ 5G tại Việt Nam.
Theo Biên bản ghi nhớ (MoU) được hai đơn vị công bố ngày 8/12, ngoài việc hợp tác với RMIT trong các lĩnh vực như giảng viên thỉnh giảng, các dự án nghiên cứu, thực tập, các dự án công nghiệp cũng như tạo cơ hội thích hợp để sinh viên có thể hưởng lợi từ công nghệ 5G của Ericsson. Điều quan trọng hơn, phía Ericsson cũng sẽ đồng thời mở nền tảng giáo dục Ericsson Educate của mình cho sinh viên RMIT sử dụng.
Ericsson Educate là một cổng thông tin kỹ năng số, cho phép tiếp cận tài liệu học tập về các công nghệ quan trọng. Các khóa học nhập môn công nghệ được lựa chọn bao gồm: mạng 5G, trí tuệ nhân tạo, máy học, tự động hóa, blockchain, điện toán đám mây, khoa học dữ liệu, IoT và viễn thông. Nội dung từ nền tảng Giáo dục Ericsson sẽ được sử dụng để bổ trợ cho các khóa học về khoa học, công nghệ và kỹ thuật của sinh viên đại học RMIT.
Hợp tác sử dụng nội dung từ cổng thông tin Ericsson Educate sẽ cho phép sinh viên và giảng viên tiếp cận các nguồn học liệu số chất lượng cao, được phát triển dựa trên kiến thức chuyên sâu của Ericsson trong lĩnh vực viễn thông và CNTT-TT. Đây là sự hợp tác chính thức đầu tiên của Ericsson trong chương trình ‘Ericsson Educate’ tại Việt Nam. Ericsson sẽ cung cấp miễn phí nội dung từ cổng điện tử Ericsson Educate trong suốt thời gian hợp tác. Hoạt động hợp tác này của chương trình có khả năng tiếp cận tới 1.300 sinh viên.
Ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cho hay, việc hợp tác với RMIT trong đào tạo 5G thể hiện một bước tiến quan trọng trong định hướng xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho thị trường tại Việt Nam, thông qua các quan hệ đối tác Ngành – Học thuật chiến lược. Nguồn nhân lực này góp phần thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số của đất nước.
Ericsson là công ty hàng đầu về 5G và hiện đang vận hành 104 mạng 5G đang hoạt động tại 46 quốc gia trên toàn cầu.
Các món bít tết làm từ thịt bò in 3D nguyên liệu từ thực vật hiện đang dần được phục vụ trong các nhà hàng Châu Âu.
Mưu đồ này là tình tiết mới nhất và có lẽ là quái dị nhất về việc trốn tránh tiêm vaccine trong cuộc đấu tranh giữa chính phủ Ý và phe chống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại quốc gia này.
Rắc rối sản xuất đã ập đến vào thời điểm các nhà cung cấp của Apple làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu về các mẫu iPhone 13 mới trước mùa lễ hội Giáng sinh.
Intel đã thông báo rằng họ có kế hoạch niêm yết Mobileye, hãng xe tự lái của Israel mà Intel đã mua lại với giá 15,3 tỷ USD vào năm 2017, như một phần của nỗ lực mở rộng ra các thị trường mới.
Thành công của Apple tại Trung Quốc được cho là nhờ một thỏa thuận giữa công ty với chính phủ nước này để giúp phát triển nền kinh tế, với việc CEO Tim Cook đã đích thân vận động các quan chức để có được thỏa thuận tốt nhất cho công ty.
Nhiều chương trình ưu đãi đang được các hệ thống bán lẻ FPT Shop, Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile,… thực hiện để kích cầu tiêu dùng cho mua múa sắm cuối năm.
Ngày 7/12, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản FILMORE (Filmore Development) và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) ký kết hợp tác triển khai dự án SAP ERP và chuyển đổi số, nhằm xây dựng một hệ sinh thái số hiện đại, tối ưu hoạt động quản trị công ty, gia tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo thông báo của Amazon Web Services (AWS), Meta sử dụng hạ tầng và dịch vụ toàn diện của AWS để bổ trợ cho hạ tầng tại chỗ hiện có và sẽ mở rộng sử dụng các dịch vụ tính toán, lưu trữ, dữ liệu và bảo mật của AWS để cung cấp tính riêng tư, độ tin cậy và quy mô trên đám mây.
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể Covid-19 mới là ‘Omicron’, họ không nhận ra rằng nó lại trở thành cơn ác mộng đối với một doanh nhân tại Nga, vì đây là nhãn hiệu đã đăng ký cho dòng sản phẩm về y khoa và chăm sóc sức khỏe.
Một loại bia Giáng sinh làm từ đậu Hà Lan và bắp cải đỏ muối (hai món ăn theo mùa nổi tiếng trong lễ hội ở Iceland) đã “bay sạch” khỏi kệ trong vòng vài giờ bán ra. Giá mỗi lon khoảng 1,2 triệu đồng.