Thành công của Apple tại Trung Quốc được cho là nhờ một thỏa thuận giữa công ty với chính phủ nước này để giúp phát triển nền kinh tế, với việc CEO Tim Cook đã đích thân vận động các quan chức để có được thỏa thuận tốt nhất cho công ty.
Apple coi Trung Quốc là một thị trường lớn khi nhà sản xuất iPhone đang nỗ lực đáng kể để đạt được bước tiến, cả trong việc tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh và các hoạt động chuỗi cung ứng mở rộng của mình. Thành công ở Trung Quốc của công ty là thành quả sau nhiều năm với một thỏa thuận bí mật có thể đã giúp mọi thứ trơn tru hơn.
Một báo cáo hôm 7/12 tuyên bố rằng, trong khoảng thời gian Apple đang đối phó với một loạt hoạt động quản lý ở Trung Quốc, CEO Tim Cook đã có chuyến thăm đến đất nước này vào năm 2016. Theo Information, trong chuyến thăm đó, ông đã ký một thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc.
Thỏa thuận này yêu cầu Apple nỗ lực cải thiện nền kinh tế và hồ sơ công nghệ của Trung Quốc bằng các khoản đầu tư, đào tạo lực lượng lao động và nhiều giao dịch kinh doanh có lợi. Nguồn tin cho biết, tổng giá trị của thỏa thuận 5 năm này trị giá 275 tỷ USD.
Các tài liệu nội bộ nêu rõ, vào thời điểm đó, Apple bị các quan chức Trung Quốc coi là đã không làm đủ để giúp đỡ nền kinh tế địa phương. Với sự giám sát ở mức cao nhất mọi thời đại, các giám đốc điều hành của Apple đã gặp khó khăn khi cố gắng xoay chuyển quan điểm của Trung Quốc về công ty. Qua nhiều chuyến thăm, ông Cook được cho là đã thay mặt Apple vận động các quan chức, cũng như ký kết thỏa thuận với một cơ quan chính phủ Trung Quốc. Quá trình vận động hành lang nhằm tránh các mối đe dọa khác nhau ảnh hưởng đến App Store, Apple Pay và các sản phẩm khác hầu như đã thành công.
Theo nhà kinh tế chính trị Victor Shih, thỏa thuận được giữ bí mật bởi cả văn hóa của công ty và hoạt động không rõ ràng của chính phủ Trung Quốc. Ông cho rằng, Apple đã phải xoa dịu Trung Quốc vì đây vừa là thị trường lớn vừa là cơ sở sản xuất. Về cơ bản, Apple có thể muốn tránh sự soi mói của chính phủ Trung Quốc.
Là một phần của thỏa thuận, Apple cam kết hợp tác với các nhà sản xuất Trung Quốc để tạo ra công nghệ tiên tiến nhất và hỗ trợ đào tạo nhân tài chất lượng cao của Trung Quốc. Điều này đi kèm với lời hứa sẽ tăng cường sử dụng các nhà cung cấp Trung Quốc cho các thành phần thiết bị, hợp tác với các công ty phần mềm Trung Quốc và đầu tư vào các công ty công nghệ, cũng như hợp tác với các trường đại học Trung Quốc về công nghệ mới.
Apple cũng cho biết họ sẽ đầu tư nhiều tỷ đô la hơn so với mức chi tiêu hàng năm hiện có của họ ở tại Trung Quốc, bao gồm các trung tâm R&D, các dự án năng lượng tái tạo và các cửa hàng bán lẻ.
Thỏa thuận được thiết lập để thực hiện trong 5 năm, bao gồm cam kết chi tiêu hơn 275 tỷ USD của Apple trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thỏa thuận có tùy chọn được gia hạn thêm một năm, đến tháng 5/2022, nếu cả Trung Quốc và Apple đều không phản đối.
Apple cũng sẽ đồng ý tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định của Trung Quốc, một cụm từ thỉnh thoảng xuất hiện khi Apple thảo luận về các vấn đề quyền riêng tư ở Trung Quốc, chẳng hạn như việc chuyển dữ liệu khách hàng Trung Quốc trên iCloud cho một công ty Trung Quốc.
Về phần chính phủ Trung Quốc, họ có những nghĩa vụ mơ hồ hơn, đó là sẽ cung cấp cho Apple “sự hỗ trợ cần thiết”. Chính những nhượng bộ của Apple đối với Trung Quốc khiến các giám đốc điều hành của Apple tại Trung Quốc cảm thấy lo ngại khi một số tin rằng công ty có thể dễ bị tổn thương.
Theo AppleInsider
Nhiều chương trình ưu đãi đang được các hệ thống bán lẻ FPT Shop, Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile,… thực hiện để kích cầu tiêu dùng cho mua múa sắm cuối năm.
Ngày 7/12, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản FILMORE (Filmore Development) và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) ký kết hợp tác triển khai dự án SAP ERP và chuyển đổi số, nhằm xây dựng một hệ sinh thái số hiện đại, tối ưu hoạt động quản trị công ty, gia tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo thông báo của Amazon Web Services (AWS), Meta sử dụng hạ tầng và dịch vụ toàn diện của AWS để bổ trợ cho hạ tầng tại chỗ hiện có và sẽ mở rộng sử dụng các dịch vụ tính toán, lưu trữ, dữ liệu và bảo mật của AWS để cung cấp tính riêng tư, độ tin cậy và quy mô trên đám mây.
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể Covid-19 mới là ‘Omicron’, họ không nhận ra rằng nó lại trở thành cơn ác mộng đối với một doanh nhân tại Nga, vì đây là nhãn hiệu đã đăng ký cho dòng sản phẩm về y khoa và chăm sóc sức khỏe.
Một loại bia Giáng sinh làm từ đậu Hà Lan và bắp cải đỏ muối (hai món ăn theo mùa nổi tiếng trong lễ hội ở Iceland) đã “bay sạch” khỏi kệ trong vòng vài giờ bán ra. Giá mỗi lon khoảng 1,2 triệu đồng.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) hôm 6/12 lập luận rằng sự cạnh tranh trong các thị trường non trẻ về chip cho xe tự lái và một loại chip mạng mới có thể bị tổn hại nếu Nvidia thâu tóm được Arm.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã đạt được một cột mốc mới khi công ty Synthesia đã tiên phong tạo ra hình đại diện ảo cho các chuyên gia kinh doanh. Điều này rõ ràng sẽ khá hấp dẫn, nhưng cũng có những mối lo ngại xung quanh.
Các học viên Nga đã phát triển một robot do thám được ngụy trang như một hòn đá để tác chiến ở vị trí trong điều kiện được bảo vệ bởi các tay súng bắn tỉa – kênh tin tức Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin.
Đơn xin cấp bằng sáng chế của Clearview AI cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được chính phủ liên bang Mỹ phê duyệt, dù hiện nay công ty này bị một số quốc gia cáo buộc vi phạm luật bảo vệ dữ liệu.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ Tịch FPT Retail kiêm Tổng Giám Đốc FPT Long Châu, với mục tiêu trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân, công ty dự kiến mở rộng thêm vài nghìn nhà thuốc trong 3 năm tới.