Visa sẽ hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) – Bộ Công Thương, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân.
Theo thỏa thuận, Visa cùng với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử, chấp nhận thanh toán số và số hóa các hoạt động vận hành, qua đó khẳng định vị thế chủ chốt của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến sự chuyển dịch nhanh chóng sang các giải pháp số trên toàn thế giới. Vì vậy để thành công, người bán buộc phải thay đổi để thích ứng với xu thế này. Mặc dù nông nghiệp là ngành trọng điểm của nền kinh tế của Việt Nam – đóng góp 14% vào tổng GDP và 60% cơ hội việc làm – song triển vọng tăng trưởng vẫn chưa được khai thác tối đa do sự thiếu hụt các công cụ vận hành và quản lý tài chính.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ: “Việc hội nhập vào hành trình số hóa sẽ tạo ưu thế để nhà sản xuất Việt Nam phát triển nhanh hơn, đồng thời hiện đại hóa và nâng cao năng suất của hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”.
Visa sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trong bước đầu xây dựng kiến thức, thiết lập khả năng bán hàng trên nền tảng số và phối hợp với các đơn vị chấp nhận thanh toán số. Các giải pháp bao gồm phê duyệt siêu tốc giúp nhà bán hàng được ngân hàng thanh toán và đơn vị hỗ trợ thanh toán phê duyệt; thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại; trao công cụ hỗ trợ doanh nghiệp và nhà quản lý tối ưu hóa hoạt động hàng ngày và tổ chức các khóa học quản lý tài chính và kinh doanh.
Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương) phát biểu: “Thông qua chương trình hợp tác này, Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, và Visa sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân vượt qua khó khăn trong hành trình chuyển đổi số. Từ đó, chúng ta có thể định vị ngành sản xuất, ngành nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trụ cột cho nền kinh tế và hướng ra thị trường thế giới”.
Theo thống kê từ trang Việc Làm Tốt, trong thời gian hậu giãn cách nhu cầu tìm việc của người lao động cao hơn nhu cầu tuyển dụng.
Ericsson vừa phát hành Báo cáo di động số tháng 11 năm 2021 – phiên bản đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản báo cáo đầu tiên. Báo cáo nhìn lại một số xu hướng và sự kiện chính đã hình thành nên một thập kỷ qua, đồng thời tiết lộ những dự báo mới nhất.
2022 sẽ là năm bản lề cho sự đổi mới không dây khi việc triển khai Wi-Fi 6, 6E và băng thông siêu rộng (UWB) tăng tốc ở nhiều thị trường còn lại.
Đó là nhận định của đại diện Huawei tại Triển lãm quốc tế “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, ông khẳng định việc bảo đảm an ninh, an toàn mạng, đầu tư vào ICT là giải pháp duy nhất và quan trọng nhất để nắm bắt giá trị nền kinh tế dữ liệu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ngày 25/11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức công bố cung cấp dịch vụ Mobile Money trên cả nước.
Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm – đồ uống là hai ngành cần tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì tính cạnh tranh rất cao trên thị trường toàn cầu.
iSitePower-M với công suất 500Wh và 1000Wh là trạm sạc dự phòng di động thông minh mà Huawei Digital Power Việt Nam vửa bán ra, trạm sạc đảm bảo năng lượng cho mọi chuyến đi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký quyết định số 1818/QĐ-NHNN ngày 18/11/2021 chấp thuận cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Khi sử dụng tính năng, các nội dung trao đổi trên Zalo tự động biến mất trong vòng 1 ngày, 7 ngày hoặc 30 ngày tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định chính thức khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Dự án do do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai.