Đó là chi tiết được công bố hôm nay trong Báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á - Tiếng Gầm Thập kỷ 20: Thập kỷ Kỹ thuật số Đông Nam Á ra mắt phiên bản thứ sáu bởi Google, Temasek và Bain & Company.
Theo báo cáo, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.
Trong năm nay, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, dù thị trường du lịch trực tuyến đang thu hẹp nhưng dự kiến vẫn tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm tám triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Người tiêu dùng kỹ thuật số trước đại dịch trung bình đã sử dụng thêm bốn dịch vụ kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bắt đầu. 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai; cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ kỹ, sản phẩm thuật số của người dùng Việt Nam.
Trong phần mở đầu của báo cáo về các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đông Nam Á, một trong ba thương gia kỹ thuật số của Việt Nam tin rằng họ sẽ không thể sống sót sau đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. Tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính Kỹ thuật số cũng đang trở thành yếu tố thúc đẩy quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay kỹ thuật số. Hơn nữa, 7 trong 10 doanh nghiệp kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng cường sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số của họ trong 5 năm tới
Việt Nam vẫn là một trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu tiếp tục đổ vào. Hoạt động thương vụ, đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây, được thúc đẩy bởi sự quan tâm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), tài chính (fintech), sức khỏe (healthtech) và giáo dục (edtech).
Với góc nhìn triển vọng 10 năm, báo cáo e-Conomy SEA năm 2021 nhấn mạnh khu vực này đang trên con đường trở thành nền kinh tế kỹ thuật số trị giá một nghìn tỷ USD vào năm 2030, trong đó Việt Nam có thể đạt ngưỡng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV). Được thúc đẩy bởi nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, sự tăng tốc trong Thương mại điện tử, Giao thức ăn và Dịch vụ tài chính kỹ thuật số, Đông Nam Á (SEA) ước tính đạt 174 tỷ USD (GMV) vào cuối năm 2021. Con số này dự kiến sẽ vượt qua 360 tỷ USD vào năm 2025, vượt xa dự báo trước đó là 300 tỷ USD.
Các khoản đầu tư vào nền kinh tế Internet của Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Giá trị thương vụ đã lên tới 11,5 tỷ USD trong nửa đầu năm, vượt qua mức 11,6 tỷ USD cho cả năm 2020. Các nhà đầu tư coi Đông Nam Á là một điểm đến đầu tư sinh lợi dài hạn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số, tiếp tục thu hút phần lớn các khoản đầu tư (hơn 60% giá trị thương vụ).
OPPO và Liên minh Tiêu chuẩn Kết nối (Connectivity Standards Alliance-CSA) đã công bố OPPO sẽ đảm nhận một vị trí trong Hội đồng quản trị của Liên minh.
Công nhân Nhà máy Denso Việt Nam sử dụng công nghệ akaCAM nhận diện khuôn mặt bằng Trí tuệ Nhân tạo (AI) để phản hồi chất lượng, giúp nhà máy thu thập, phân tích dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý ăn trưa, giảm 34% lượng đồ ăn thừa mỗi ngày.
Mới đây, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ tới Vương quốc Anh, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn VNPT và Babylon đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế số để hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Chương trình đào tạo miễn phí kỹ năng số vì cộng đồng mang tên Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0, là một sáng kiến do Google khởi xướng từ năm 2018 và hợp tác cùng Bộ Công Thương đã đào tạo kỹ năng số cho 650.000 người Việt.
Bình thường mới đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ triển khai mô hình làm việc kết hợp (Hybrid work), mô hình này có các nguy cơ và lỗ hổng bảo mật mới, và đây có thể là môi trường cho sự gia tăng những cấp độ tấn công khai thác thông tin xã hội, các âm mưu lừa đảo và mã độc.
Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt cấp phép về việc Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia” và Zalo “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” sẽ cập nhật nhanh chóng tình hình thời tiết, mưa lũ, cảnh báo khẩn cấp cũng như trang bị kiến thức giúp người dân chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản.
25 triệu người Việt Nam dùng tivi kết nối mạng để xem YouTube
MCCB ComPact là sản phẩm đóng cắt điện mới nhất của Schneider Electric, cho phép dễ dàng thay thế và có kết nối không dây.
Không còn là “đồ nghề” riêng của dân thiết kế, phạm vi ứng dụng của bảng vẽ điện tử đang thành thiết yếu cho cả người dạy lẫn người học, trong thời trực tuyến này.