Bình thường mới đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ triển khai mô hình làm việc kết hợp (Hybrid work), mô hình này có các nguy cơ và lỗ hổng bảo mật mới, và đây có thể là môi trường cho sự gia tăng những cấp độ tấn công khai thác thông tin xã hội, các âm mưu lừa đảo và mã độc.
Theo báo cáo mới nhất từ Google và VirusTotal cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 trong Tốp 10 các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware). Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất từ Cisco, 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong năm qua. Hậu quả của những sự cố này là 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay của những kẻ xấu.
Trong khuôn khổ chương trình An Toàn Hơn cùng Google nhân tháng An toàn Mạng trên thế giới (Cybersecurity Awareness Month) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn trên môi trường mạng, Google chia sẻ 5 bước giúp các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong việc quản lý bảo mật.
Khuyến khích mọi người sử dụng mật khẩu đặc biệt của riêng mình
Một mật khẩu tốt sẽ có vai trò như “hàng phòng thủ đầu tiên” để bảo vệ tài khoản người dùng và quản trị viên. Hãy khuyến khích nhân viên và đặc biệt là quản trị viên làm tốt việc đặt mật khẩu. Một mật khẩu mạnh phải gồm có cả chữ Hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt, tránh dùng thông tin cá nhân như tên và ngày tháng năm sinh để đặt mật khẩu. Ví dụ, thay vì những mật khẩu dễ đoán như “abcd”, “12345”, hãy nghĩ về một câu dài và sử dụng chữ cái đầu tiên của mỗi từ làm mật khẩu của bạn.
Ngoài ra, người dùng không nên sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, mỗi tài khoản (ví dụ như tài khoản email, tài khoản ngân hàng trực tuyến…) cần có một mật khẩu riêng.
Đảm bảo quản trị viên sử dụng đúng giao thức bảo mật
Bạn có thể không có quản trị viên IT chuyên trách, nhưng đối với quản trị viên chính thức cho tài khoản doanh nghiệp của bạn, bạn có thể làm một số bước sau để đảm bảo an toàn hơn:
Yêu cầu quản trị viên và người dùng chính cung cấp thêm bằng chứng về việc họ là ai: Theo Google, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp nên sử dụng tính năng xác minh 2 bước (2SV), điều này đặc biệt quan trọng đối với quản trị viên và người dùng làm việc với dữ liệu nhạy cảm như hồ sơ tài chính và thông tin nhân viên. Các doanh nghiệp nên áp dụng 2SV cho quản trị viên và người dùng chính.
Bên cạnh đó, quản trị viên nên thêm thông tin khôi phục vào tài khoản của họ.
Tạo và sao lưu mã dự phòng
Nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng 2SV và người dùng hoặc quản trị viên mất quyền truy cập vào phương thức 2SV, họ sẽ không thể đăng nhập vào tài khoản của mình.
Ví dụ, người dùng nhận mã xác minh 2SV trên điện thoại của họ và bị mất điện thoại, hoặc người dùng mất khóa bảo mật. Trong trường hợp này, họ có thể sử dụng mã dự phòng cho 2SV. Quản trị viên và người dùng đã bật 2SV nên tạo và in mã dự phòng và giữ chúng ở vị trí an toàn.
Bật cập nhật tự động cho các ứng dụng và trình duyệt Internet
Để nhận các bản cập nhật bảo mật mới nhất, hãy đảm bảo nhân viên của bạn bật cập nhật tự động cho các ứng dụng và trình duyệt Internet của họ. Nếu họ sử dụng Chrome, bạn có thể định cấu hình tự động cập nhật cho toàn bộ tổ chức của mình.
Hãy bật tính năng quét an toàn cho email trước khi gửi và sàng lọc tệp độc hại và liên kết
Nếu nhà cung cấp dịch vụ email của bạn cho phép, hãy ngăn chặn lừa đảo bằng cách quét thư trước khi gửi và tận dụng tính năng bảo vệ chống lừa đảo và phần mềm độc hại nâng cao để dịch vụ sẽ tự động quét các thư đến để bảo vệ khỏi các chương trình độc hại, chẳng hạn như vi rút máy tính. Theo Google, khách hàng sử dụng Gmail có thể tin cậy vào việc chặn thư rác và lừa đảo với độ chính xác 99,9%.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm mẹo bảo mật tại bộ Trắc nghiệm về Tấn công giả mạo do Google phối hợp cùng Trung tâm Giám Sát An Toàn Không Gian Mạng Quốc Gia thực hiện, để tăng cường khả năng nhận biết các tấn công giả mạo trên email.
Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt cấp phép về việc Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia” và Zalo “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” sẽ cập nhật nhanh chóng tình hình thời tiết, mưa lũ, cảnh báo khẩn cấp cũng như trang bị kiến thức giúp người dân chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản.
25 triệu người Việt Nam dùng tivi kết nối mạng để xem YouTube
MCCB ComPact là sản phẩm đóng cắt điện mới nhất của Schneider Electric, cho phép dễ dàng thay thế và có kết nối không dây.
Không còn là “đồ nghề” riêng của dân thiết kế, phạm vi ứng dụng của bảng vẽ điện tử đang thành thiết yếu cho cả người dạy lẫn người học, trong thời trực tuyến này.
Huawei Digital Power đã ký một hợp đồng quan trọng với SEPCOIII để thực hiện Dự án Biển Đỏ với PV 400 MW cùng với giải pháp lưu trữ năng lượng pin 1.300 MWh (BESS), dự án lưu trữ lớn nhất thế giới hiện nay.
Sau thời gian phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nhiều quận, huyện của TP.HCM đã tiếp nhận hồ sơ cấp làm căn cước công dân (CCCD) của người dân trở lại.
Tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2021) diễn ra ngày 14/10 tại Dubai, ông Ryan Ding, Giám đốc Điều hành của Huawei nhấn mạnh, để thích ứng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng dữ liệu, toàn ngành cần tiếp tục theo đuổi những đổi mới trong cung cấp, phân phối, sử dụng điện và quản lý, đồng thời xây dựng các mạng 5G xanh với hiệu suất cao và tiêu thụ năng lượng thấp hơn.
Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF) thường niên lần thứ 12 của Huawei, Chủ tịch luân phiên của công ty, Ken Hu cho biết hiện có 176 mạng 5G trên toàn thế giới, phục vụ hơn 500 triệu thuê bao.
Phiên bản thử nghiệm ColorOS 12, tối ưu hóa Android 12 sẽ được cập nhật đầu tiên trên Find X3 Pro tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Malaysia, OPPO có kế hoạch tiếp tục mở rộng lên những mẫu sản phẩm khác trên các quốc gia và khu vực trong nhiều tháng tới đây.