Không còn là “đồ nghề” riêng của dân thiết kế, phạm vi ứng dụng của bảng vẽ điện tử đang thành thiết yếu cho cả người dạy lẫn người học, trong thời trực tuyến này.
Đột nhiên thiết yếu
Bảng vẽ điện tử là một thiết bị ngoại vi, mô phỏng của hình thức vẽ trên giấy và thay thế cho chuột vi tính. Với thao tác bút cảm ứng trực tiếp trên bề mặt bàn vẽ, người dùng có thể tương tác trên màn hình với tốc độ xử lý nhanh gấp 20 lần so với dùng chuột thông thường. Đây vốn là công cụ giúp đội ngũ thiết kế, nhiếp ảnh gia, hoạ sĩ digital hay kiến trúc sư… đơn giản hóa các thao tác của mình, nhưng thực tế này đã nhanh chóng thay đổi.
“Bây giờ, bảng vẽ điện tử đã là giáo cụ cần thiết”, thầy Vũ Tuấn Anh, giáo viên luyện thi môn vật lý tại Hà Nội nhận xét như vậy. Trước đây, thầy chưa từng nghĩ sẽ trang bị bảng vẽ điện tử, tuy nhiên, khi tiếp cận với các học trò trong môi trường online, xây dựng kênh YouTube riêng… suy nghĩ của thầy đã thay đổi.
Bảng vẽ cho phép thị phạm chuẩn xác nội dung giảng, từ việc tạo các góc, minh hoạ công thức đến biên độ lò xo, con lắc… Thầy Tuấn Anh chia sẻ: “Trong các buổi dạy ‘live’, bảng điện tử giúp tôi có những bài giảng dạy học sống động hơn, thu hút được sự tập trung của cả lớp, học trò tiếp cận kiến thức tốt hơn hẳn”.
Không chỉ với đội ngũ giáo viên trẻ, theo Tuấn Anh, xu hướng dạy và học với bản vẽ điện tử ngày càng tăng và phổ biến. Giáo viên, từ các trường ở những thành phố lớn như trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TPHCM, hay trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội; Nguyễn Chí Thanh, Gia Nghĩa – Dak Nông; Trần Phú – Long An… đều đã và đang sử dụng công cụ này trong suốt quá trình giảng dạy. “Không chỉ là trợ thủ đắc lực cho giáo viên trong giai đoạn giãn cách, phải dạy trực tuyến, bảng điện tử hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong các hoạt động khác như tương tác với các tài liệu của học sinh, chấm bài, soạn giáo án…”, cô Phan Thị Mai, giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Tăng, TP Thủ Đức chia sẻ.
“Tiện dụng + giá mềm”
Thực tế, giảng dạy trực quan thông qua bảng vẽ điện tử không là giải pháp mới. Ở các quốc gia như Mỹ, Đức… công cụ này đã quen thuộc trên giảng đường, trường phổ thông thậm chí là các trường tiểu học. Tuy nhiên, mãi đến gần đây, khi xu hướng dạy online tăng và các dòng sản phẩm giá mềm xuất hiện nhiều hơn, bảng điện tử mới có điều kiện tiếp cận người dùng Việt Nam.
Đơn cử, chỉ với tầm 2 triệu đồng là giáo viên đã có thể trang bị cho mình một sản phẩm bảng vẽ điện tử của Wacom, thương hiệu đến từ Nhật Bản. Sản phẩm đi kèm bút cảm ứng công nghệ cộng hưởng điện từ, hoạt động không cần sử dụng pin năng lượng. Hướng tới đối tượng những người dùng mới, giáo viên, học sinh… nhà sản xuất Wacom đã có những tính toán chi tiết để thiết bị này dễ dàng cài đặt và sử dụng. Máy có phiên bản kết nối bluetooth và màu sắc để dễ lựa chọn. Cảm ứng mượt trên Wacom có thể vận dụng hiệu quả với các phần mềm chuyên dụng như Zoom, Google Meet…
Chiếc bảng điện tử này được thiết kế với kiểu dáng mỏng, nhỏ gọn có kích thước 200 x 160 x 8,8 mm và khối lượng 250g. Đó là một tờ giấy 7 inch có thể viết vẽ mãi không hết. Một điểm cộng khác trong tạo hình của Wacom Intuos là máy được thiết kế đối xứng công thái học hỗ trợ cho những người dùng thuận tay trái hoặc phải.
Vì những ưu điểm và tính năng vượt trội như thế, các chuyên gia dự đoán, doanh số bảng vẽ điện tử ở thị trường Việt Nam như Wacom, trong thời gian tới sẽ có những tăng trưởng ấn tượng trong mảng giáo dục. Như lời của cô giáo Phan Thị Mai giáo viên Toán, trường THPT Nguyễn Văn Tăng, Quận Thủ Đức, việc dạy và học không thể nằm ngoài làn sóng công nghệ hóa. Khi học sinh đã xem thiết bị điện tử là một phần không thể thiếu của đời sống thì giáo viên cũng phải biết tận dụng công nghệ để có thể đồng hành cùng lớp trẻ.
Huawei Digital Power đã ký một hợp đồng quan trọng với SEPCOIII để thực hiện Dự án Biển Đỏ với PV 400 MW cùng với giải pháp lưu trữ năng lượng pin 1.300 MWh (BESS), dự án lưu trữ lớn nhất thế giới hiện nay.
Sau thời gian phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nhiều quận, huyện của TP.HCM đã tiếp nhận hồ sơ cấp làm căn cước công dân (CCCD) của người dân trở lại.
Tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF 2021) diễn ra ngày 14/10 tại Dubai, ông Ryan Ding, Giám đốc Điều hành của Huawei nhấn mạnh, để thích ứng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng dữ liệu, toàn ngành cần tiếp tục theo đuổi những đổi mới trong cung cấp, phân phối, sử dụng điện và quản lý, đồng thời xây dựng các mạng 5G xanh với hiệu suất cao và tiêu thụ năng lượng thấp hơn.
Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu (MBBF) thường niên lần thứ 12 của Huawei, Chủ tịch luân phiên của công ty, Ken Hu cho biết hiện có 176 mạng 5G trên toàn thế giới, phục vụ hơn 500 triệu thuê bao.
Phiên bản thử nghiệm ColorOS 12, tối ưu hóa Android 12 sẽ được cập nhật đầu tiên trên Find X3 Pro tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Malaysia, OPPO có kế hoạch tiếp tục mở rộng lên những mẫu sản phẩm khác trên các quốc gia và khu vực trong nhiều tháng tới đây.
Kingston vừa công bố sản phẩm bộ nhớ DDR5 UDIMMS sắp ra mắt của hãng đã nhận được Chứng nhận từ Intel.
Sáng ngày 07/10/2021, buổi tọa đàm trực tuyến thứ hai do làng Công nghệ Logistics tổ chức đã diễn ra với hơn 1.300 người theo dõi qua nền tảng Facebook. Trong khuôn khổ nội dung hoạt động, các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực logistics đã cùng chia sẻ, thảo luận về “chuỗi cung ứng bền vững”.
Tại sự kiện VMworld 2021, VMware đã công bố chiến lược giúp khách hàng định hướng phát triển trong kỷ nguyên đa đám mây thông qua việc ra mắt dịch vụ VMware Cross-Cloud.
Mặc dù tiềm năng còn rất lớn nhưng các công cụ xác thực chữ ký số của người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế đã khiến cho việc triển khai số hóa quốc gia, số hóa nền kinh tế bị chậm lại với những kết quả khiêm tốn so với mục tiêu đã đặt ra.
Keysight University là một nền tảng tương tác trực tuyến giúp các kỹ sư tìm hiểu, học tập về những nguyên tắc đo lường và kiểm thử cơ bản, các chỉ dẫn về thiết kế kỹ thuật và thực hành tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ.