Hãng OPPO đang có kế hoạch nghiên cứu và tự sản xuất chip SoC dành cho các thiết bị di động của mình, để tránh phụ thuộc vào hai nhà cung cấp chip di động hiện tại là Qualcomm và MediaTek.
Theo trang tin Nikkei Asia, hãng OPPO đang lên kế hoạch nghiên cứu, phát triển và tự sản xuất chip SoC dành cho các thiết bị di động cao cấp của mình. Sản phẩm dự định sẽ được trên các dòng smartphone ra mắt vào năm 2023 hoặc 2024.
Dòng chip SoC do OPPO tự sản xuất sẽ dựa trên công nghê 3nm của TSMC và sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào bộ xử lý hình ảnh trên camera.
Tự nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip SoC đang trở thành trào lưu của các hãng sản xuất điện thoại khi mà nhu cầu chip di động đang tăng cao nhưng nguồn cung thì giới hạn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu hiện nay.
Trước đó, chỉ có Apple với dòng chip A-series dành cho iPhone, Samsung với Exynos và Huawei với Kirin là những hãng smartphone tự sản xuất chip SoC cho riêng mình. Mới đây nhất, hãng Google cũng đã chính thức tham gia vào xu hướng này khi ra mắt dòng smartphone Pixel 6/ 6 Pro được trang bị chip SoC Google Tensor do mình tự sản xuất.
Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và phát triển các con chip cũng giúp cho Oppo tăng cường khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng, làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.
Dù vậy, theo ông Eric Tseng, nhà phân tích chính của Isaiah Research, việc tự phát triển chip SoC riêng cũng có những rủi ro nhất định. Các dòng chip tự sản xuất này có thể sẻ không hoạt động ổn định như các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà cung cấp đã có tên tuổi.
Ở chiều ngược lại, Eric Tseng, nhà phân tích của Isaiah Research, thì cho rằng việc sản xuất chip xử lý riêng cũng rất có ích cho các nhà sản xuất thiết bị di động. Nó giúp cho các nhà sản xuất tạo được sự khác biệt và kiểm soát chuỗi cung ứng tốt hơn. Theo ông, nếu các hãng sản xuất đều cùng sử dụng chip Qualcomm thì rất khó để khẳng định được sự độc đáo và hiệu suất cao trên dòng sản phẩm của mình. Trong khi đó, các nhà sản xuất còn phải cạnh tranh về phân bổ chip và nguồn lực với các đối thủ cạnh tranh trong thời gian thiếu hụt chip như hiện nay.
HT Aero, công ty di chuyển hàng không đô thị Trung Quốc được hỗ trợ bởi hãng xe điện Xpeng, đã huy động được hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đang lên kế hoạch đổi tên thương hiệu với tên mới vào tuần tới?
Theo báo cáo DTI 2020, Bộ Tài chính với giá trị DTI 0,4944 trở thành cơ quan dẫn đầu về chuyển đổi số ở nhóm 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công. Trong khi đó, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) dẫn đầu nhóm 7 bộ, ngành không cung cấp dịch vụ công với giá trị DTI là 0,2995.
Thế hệ tiếp theo của dòng smartphone Pixel được Google trang bị chip SoC Google Tensor do mình tự sản xuất, nâng cấp mạnh về hệ thống camera và có giá bán rất cạnh tranh. Máy đã được Google trình làng tại sự kiện trực tuyến diễn ra vào lúc 0h00 ngày 20/10 (theo giờ Việt Nam).
Ngày 19/10/2021, Quỹ đầu tư MeiVentures và Liên minh Chuyển đổi số DTS ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt BIC – vườn ươm khởi nghiệp cho các start-up công nghệ tại Việt Nam, với nguồn vốn ban đầu 15 triệu đô la Mỹ.
Apple hiện đang bán một tấm vải với giá 25 EUR trên cửa hàng trực tuyến của mình. Miếng vải đắt tiền này có thể được sử dụng để lau màn hình MacBook Pro, iPhone và cả iPad mới.
Dòng tai nghe true wireless Philips TAT4556 được Philips sản xuất theo phong cách của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc – STAYC.
Giá bán lẻ dự kiến cho dòng Macbook Pro 2021 sẽ dao động từ 55,99 triệu đồng đến 99,99 triệu đồng. Máy dự kiến sẽ về Việt Nam trong tháng 11.
Ngày 19/10, chương trình hướng nghiệp TechBee dành cho học sinh tốt nghiệp trung học đã được công ty HCL Technologies khởi động tại Việt Nam, với kế hoạch thu hút 2.600 ứng viên trong vòng 5 năm tới.
Tại sự kiện thường niên Cisco Connect 2021 với chủ đề TURN IT UP vừa diễn ra, Cisco đã giới thiệu nhiều phát minh công nghệ mới nhất của mình. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, những công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của công nghệ để bật dậy, phát triển mạnh mẽ trở lại.