Nghiên cứu gần đây của Kaspersky cho thấy, tiền mặt đang là phương tiện thanh toán chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC), tuy nhiên xu hướng này có thể sẽ không kéo dài vì hình thức sử dụng ví điện tử và các dịch vụ ngân hàng đang theo rất sát.
Báo cáo với tiêu đề “Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” đã nghiên cứu sự tương tác của người dùng trong khu vực với các phương thức thanh toán trực tuyến hiện có và xem xét thái độ của họ đối với các phương thức, từ đó làm cơ sở tìm hiểu các yếu tố tạo thuận lợi hoặc cản trở việc áp dụng công nghệ này.
Một trong những phát hiện quan trọng của nghiên cứu là phần lớn (90%) những người châu Á được hỏi đã sử dụng ứng dụng thanh toán di động ít nhất một lần trong 12 tháng qua. 15% trong số đó mới bắt đầu sử dụng các nền tảng này sau đại dịch.
Philippines ghi nhận tỷ lệ người lần đầu sử dụng tiền điện tử cao nhất ở mức 37%, tiếp theo là Ấn Độ (23%), Úc (15%), Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 5%, Hàn Quốc 9% và Malaysia 9%.
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực APAC. Từ trước khi đại dịch xảy ra, các nền tảng địa phương hàng đầu của Trung Quốc là Alipay và WeChat Pay được ứng dụng rất rộng rãi và trở thành hình mẫu cho các quốc gia châu Á.
Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực APAC cho biết: “Dữ liệu từ nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ đạo tại APAC, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, với 70% số người tham gia khảo sát vẫn sử dụng tiền mặt cho các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, các ứng dụng thanh toán di động và ngân hàng di động cũng không bị bỏ lại quá xa, khi 58% và 52% người tham gia khảo sát sử dụng các nền tảng này ít nhất một lần một tuần cho đến nhiều lần trong một ngày. Dại dịch đang thúc đẩy người dân thử nghiệm kinh tế số, dự kiến trong 3 đến 5 năm tới khu vực này có thể không còn sử dụng tiền mặt”.
Những người tham gia khảo sát cũng nói rằng các nền tảng này giúp họ thanh toán trong thời gian giãn cách xã hội (45%) và đây là cách duy nhất họ có thể thực hiện các giao dịch tiền tệ trong thời gian này (36%). 29% người dùng cho rằng các cổng thanh toán số hiện an toàn hơn so với thời gian trước đại dịch Covid-19; tỷ lệ người dùng đánh giá cao các ưu đãi và chương trình điểm thưởng từ nhà cung cấp cũng đạt giá trị tương đương.
Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những người mới ứng dụng công nghệ cũng chịu tác động từ bạn bè và người thân (23%) và từ việc chính quyền địa phương (18%) thúc đẩy sử dụng các phương thức thanh toán số.
Khi được hỏi về những băn khoăn lo lắng trước khi sử dụng các ứng dụng thanh toán và ngân hàng di động, những người sử dụng các ứng dụng này lần đầu tiên thừa nhận rằng họ cảm thấy sợ: bị mất tiền trên mạng (48%) và sợ dữ liệu tài chính của họ bị lưu trữ trên mạng (41%). Khoảng 40% những người tham gia phỏng vấn nói họ không tin tưởng vào tính bảo mật của các nền tảng này.
Hơn 25% người tham gia phỏng vấn cho rằng công nghệ này quá rắc rối, yêu cầu quá nhiều mật khẩu hoặc câu hỏi (26%), trong khi 25% nói rằng thiết bị cá nhân của họ không đủ an toàn.
Để giúp người dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng an toàn các công nghệ thanh toán số, các chuyên gia của Kaspersky đề xuất, người dùng cần cảnh giác với tin giả và thận trọng khi chuyển giao thông tin nhạy cảm. Không đưa thông tin cá nhân hoặc thông tin bí mật lên mạng, đặc biệt khi bạn được yêu cầu cung cấp thông tin tài chính và chi tiết thanh toán.
Sử dụng máy tính và kết nối Internet riêng khi thanh toán trực tuyến. Không chia sẻ mật khẩu, số PIN hoặc mật khẩu dùng một lần (OTP) của bạn với gia đình hoặc bạn bè. Mặc dù việc chia sẻ này có vẻ tiện lợi hoặc ý tưởng hay, nhưng có thể bị tội phạm mạng lợi dụng để lừa người dùng tiết lộ thông tin cá nhân nhằm mục tiêu lấy thông tin truy cập ngân hàng. Hãy giữ gìn và bảo vệ thông tin cá nhân của bạn. Để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của các mối đe dọa và giữ an toàn cho thông tin tài chính, hãy sử dụng giải pháp bảo mật toàn diện.
AnTuTu vừa đưa ra bảng xếp hạng Top 10 điện thoại tầm trung được đánh giá trong khoảng thời gian tháng 9/2021.
Apple đã phát hành công khai một tài liệu được công ty gọi là “phân tích mối đe dọa của việc chuyển tải”, với tiêu đề “Xây dựng Hệ sinh thái đáng tin cậy cho hàng triệu ứng dụng”.
Thành viên mới Reno6 Pro 5G được OPPO ứng dụng công nghệ AI để mang đến trải nghiệm quay video chân dung chuyên nghiệp cho người dùng.
Người dân cần nên cẩn trọng với các tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng để lừa đảo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Ngày 13/10 tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn FPT về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2026.
Trong khi Apple vẫn từ chối sử dụng cổng USB-C trên các dòng iPhone, một sinh viên kỹ thuật đã quyết định trang bị cổng kết nối tiện dụng này cho iPhone X của mình.
Đến nay không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác vẫn rất thận trọng trong việc mở cửa đón người nước ngoài trong tình hình dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào
Một báo cáo mới cho biết Apple đang cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone 13 vì một số nhà cung cấp phụ trợ của họ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạn ngạch sản xuất.
Hội nghị và Triển lãm Thế Giới Số 2021 được diễn ra theo hình thức trực tuyến, kéo dài đến 1 tháng từ ngày 12/10 đến hết ngày 12/11/2021. Mời bạn đọc hãy cùng theo chân Thế Giới Số tham quan mô hình triển lãm trong không gian số này xem có gì thú vị!
Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021), do Việt Nam và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đồng tổ chức với hình thức trực tuyến được diễn ra từ ngày 12/10 đến 12/11.