Hệ điều hành Windows 11 mới nhất của Microsoft đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt mà PC phải đáp ứng để đủ điều kiện nâng cấp, trong đó đáng chú ý nhất là phải hỗ trợ chip TPM 2.0, mà Trung Quốc thì đã cấm loại này.
Việc thiếu hỗ trợ TPM 2.0 là lý do chính khiến một số PC không thể cập nhật lên Windows 11, và điều này ảnh hưởng đến người dùng Trung Quốc với nguyên nhân gốc rễ từ lệnh cấm của Trung Quốc đối với chip TPM từ nước ngoài.
Lệnh cấm trên được đưa ra từ năm 1999 khi Trung Quốc cấm các chip TPM nước ngoài do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều này có liên quan đến cuộc chiến sản xuất chip đang diễn ra của Trung Quốc và Mỹ. Nếu không có chip TPM do nước ngoài sản xuất mà Microsoft yêu cầu để cập nhật lên Windows 11, người dùng Trung Quốc không thể cập nhật hệ điều hành của họ.
Một người dùng trên Weibo chia sẻ “Hôm nay Microsoft đã phát hành Windows 11. Nhưng các máy tính xách tay Dell được bán ở Trung Quốc đã loại bỏ TPM theo chính sách của Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi không thể cài đặt nó. Chúng tôi mong chờ một phiên bản Windows 11 chỉ dành cho Trung Quốc”.
Nhà phân tích chất bán dẫn tại Counterpoint Research, William Li, cho biết rằng Microsoft đã cho phép một số hệ thống bỏ qua yêu cầu TPM khi cài đặt Windows 11. Những chỉnh sửa cụ thể này được Microsoft thực hiện nhằm phù hợp với các quốc gia không cho phép áp dụng công nghệ mã hóa gốc, cụ thể là Trung Quốc và Nga. Mặc dù vậy, những ngoại lệ này không áp dụng cho người tiêu dùng thông thường.
Được biết, Windows là hệ điều hành phổ biến nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Microsoft chưa bao giờ thu được một phần đáng kể doanh thu từ quốc gia này. Vào tháng 1/2020, Microsoft chỉ thu được 2% doanh thu hàng năm (2 tỷ USD) từ Trung Quốc, mặc dù lượng người dùng cơ sở ở đây là lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chính của việc này là nạn vi phạm bản quyền.
Với việc doanh thu không bị ảnh hưởng nhiều khi người dùng Trung Quốc không thể cập nhật lên Windows 11, có thể Microsoft sẽ không quá bận tâm đến việc làm thế nào để hỗ trợ khách hàng tại đây, hoặc nếu có cũng khá lâu.
Theo Tom’sGuide
Các cơ quan thẩm định độc lập với ứng dụng PC-Covid đều thống nhất rằng PC-Covid hoàn toàn không khai thác vị trí, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng.
Hơn 80 sản phẩm và giải pháp từ Viet Solutions được đánh giá phù hợp để các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác phát triển, ngay khi kết thúc vòng sơ loại, Viettel đã lên kế hoạch hợp tác với 16 đội.
AMD đã đăng một thông báo cảnh báo về hiệu suất giảm tới 15% trên các hệ thống Windows 11 sử dụng bộ xử lý AMD. Một bản cập nhật dự kiến sẽ đến vào tháng 10 hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề.
Báo cáo về “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” do VietnamWorks vừa công bố đã ghi nhận bức tranh khá rõ nét về hiện trạng của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh. Dự báo để thích ứng với tình hình mới, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ có những chiến lược tuyển dụng và tìm việc theo định hướng mới.
HMD Global vừa trình làng chiếc máy tính bảng đầu tiên của mình – Nokia T20. Máy trang bị pin khủng và có mức giá 250 USD.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, CEO Intel, ông Pat Gelsinger đã chia sẻ những nhận xét của mình liên quan đến trận chiến giữa công ty của ông với đối thủ AMD.
Sự cố của Facebook đã giúp cho Telegram có được một lượng lớn người sử dụng mới. Thậm chí, CEO của Telegram cũng phải thừa nhận rằng đây là sự gia tăng số lượng người đùng đăng ký và hoạt động trên dịch vụ của họ.
Ứng dụng nhắn tin đa nền tảng Halome ngay sau khi tung ra phiên bản Web vào ngày 10/9, đến ngày 5/10 tiếp tục ra mắt thêm phiên bản App cho người dùng iOS và Android.
Ngày 6/10, Tổng Công ty Viễn thông Viettel công bố ra mắt 3 sản phẩm ứng dụng công nghệ QR Code là vMark, vMenu và vGift – dùng trong các lĩnh vực Ẩm thực, Bán lẻ, Nông nghiệp và Công thương.
Nhằm gia tăng khả năng bảo vệ tài khoản người dùng, Google sẽ tự động kích hoạt chế độ Xác thức hai bước cho 150 triệu tài khoản người dùng dù họ muốn hay không.