Dữ liệu mới nhất từ Counterpoint cho thấy Apple đã giành được thị phần thậm chí còn lớn hơn trong phân khúc smartphone cao cấp năm nay trước các đối thủ Android.
Báo cáo cho biết thị phần cao cấp toàn cầu của Apple đã tăng từ 48% trong quý 2/2020 lên 57% vào quý 2/2021 với phần lớn nhờ sự thành công của iPhone 12 series. Đáng chú ý, Counterpoint xác định phân khúc thị trường cao cấp là các thiết bị có giá bán lẻ trên 400 USD, bao gồm thị phần lớn của các thiết bị Apple. Điều đó có nghĩa hiệu suất của nó trong phân khúc siêu cao cấp (800 USD trở lên) cũng đặc biệt đáng chú ý.
Trên toàn bộ thị trường smartphone cao cấp, mức giá cụ thể này chiếm 36% doanh số trong quý 1/2021 – tăng trưởng 182% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple chiếm gần 3/4 doanh số của nhóm này trong quý 2/2021, tăng từ 54% một năm trước đó. Một lần nữa, con số này được thúc đẩy bởi hiệu suất bán hàng của iPhone 12 Pro và 12 Pro Max.
Samsung giữ vững 22% thị trường smartphone cao cấp trong quý 2/2020, nhưng thị phần này giảm xuống còn 17% trong quý 2/2021. Counterpoint cho biết sự sụt giảm này là do hạn chế về nguồn cung. Tuy nhiên, về số lượng, Samsung vẫn tăng 13% doanh số bán hàng ở phân khúc cao cấp trong giai đoạn này.
Bất chấp những rắc rối liên tục ở các thị trường phương Tây, Huawei vẫn là nhà cung cấp smartphone lớn thứ ba toàn cầu trong danh mục cao cấp. Tuy nhiên, Huawei đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần mạnh, xuống 6% trong quý 2/2021, từ mức 17% trong quý 2/2020. Vị thế của Huawei phần lớn là do sức mạnh còn lại của công ty ở thị trường Trung Quốc, nơi họ vẫn được xếp hạng là OEM lớn thứ hai trong phân khúc cao cấp.
Chỉ có hai OEM Android có mức tăng thị phần đáng chú ý trong giai đoạn này là OPPO và Xiaomi. Trong số này, Xiaomi đã tăng thị phần từ 4% lên 6%, trong khoảng thời gian từ quý 2/2020 đến quý 2/2021, thêm vào thành công của hãng trên tất cả các mức giá trong quý 2/2021. Trong khi đó, OPPO có mức tăng trưởng thị phần hai con số trong phân khúc cao cấp, từ 2% lên 5% trong cùng một khoảng thời gian.
Các nhà sản xuất smartphone Android khác đang dần tham gia vào nhóm bốn ông lớn trong phân khúc cao cấp. OnePlus được xếp hạng là OEM lớn thứ ba trong lĩnh vực này ở Bắc Mỹ, phần lớn nhờ vào dòng OnePlus 9. Vivo cũng giữ thứ hạng này trong khu vực APAC, sau Apple và Samsung. Motorola tiếp tục thế mạnh của mình tại thị trường Mỹ Latinh với tư cách là OEM thiết bị cao cấp lớn thứ ba sau Apple và Samsung trong khu vực này.
Counterpoint cũng gợi ý rằng Samsung sẽ giành lại một số thị phần với các điện thoại cao cấp nhờ sự xuất hiện của Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 rẻ hơn. Xiaomi – nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào tháng 6/2021 – tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm cao cấp hơn ra thị trường.
Khi đại dịch dần lắng xuống, không rõ điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng hoặc liệu họ có tiếp tục sử dụng các thiết bị cao cấp đang sở hữu hay không, đặc biệt trong bối cảnh dòng iPhone 13 dường như không phải là một bản nâng cấp lớn so với dòng iPhone 12.
Theo Android Authority
Một báo cáo mới đến từ South China Morning Post cho thấy đang ngày càng nhiều người dùng Trung Quốc quan tâm đến việc đặt hàng sớm loạt iPhone 13 mới ra mắt của Apple.
Việc có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế và quản lý phòng chống COVID-19 được các đơn vị triển khai đang khiến người dân lúng túng và gặp khó khăn trong việc sử dụng. Chúng ta chỉ nên có một ứng dụng chính và một cơ sở dữ liệu gốc để người dân có thể đồng hành cùng Chính phủ chống dịch.
“Từ nay người dùng có thể tạm biệt mật khẩu khi sử dụng tài khoản Microsoft” – mở đầu một bài viết của mình, Vasu Jakkal, Phó Chủ tịch phụ trách Bảo mật, Tuân thủ và Danh tính thông báo.
Theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng phòng chống dịch nào cũng sẽ được cung cấp duy nhất 1 mã QR duy nhất nên không cần phải cài nhiều ứng dụng trên điện thoại. Nhiều người vẫn thắc mắc, vậy mã QR code chứa những thông tin gì và liệu có bảo mật không?
Sáng ngày 15/9, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học. Đây là hệ thống hỗ trợ công tác dạy – học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh bậc tiểu học với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ thông tin đến từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm xây dựng phần chuyên môn và là đầu mối kết nối với mạng lưới cơ sở giáo dục.
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM triển khai thí điểm ứng dụng “Y tế HCM” tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất, lưu thông.
vivo cho biết smartphone X70 Pro, sản phẩm hợp tác giữa vivo và ZEISS, sẽ ra mắt tại Việt Nam vào ngày 22/9 tới.
Diễn đàn Chính sách Trực tuyến lần thứ 3 do công ty Kaspersky tổ chức tập trung thảo luận về nguồn lực và khoảng cách về năng lực an toàn, an ninh mạng giữa các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh chuyển đổi số diễn biến nhanh hiện nay.
Từ những nguồn tư liệu trên báo chí, mạng xã hội, một số đối tượng lừa đảo đã lấy hình ảnh, thay tên đổi họ và đưa số tài khoản cá nhân để kêu gọi từ thiện. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, các cơ quan chính quyền, tổ chức đã đưa ra những lời cảnh báo kịp thời cho người dân để tránh lòng tốt bị lợi dụng.
Trong loạt iPhone 13 vừa ra mắt, iPhone 13 và 13 mini cho thấy một chiến lược thúc đẩy các dòng giá thấp hơn của Apple.