Trong quá trình chuyển đổi số, quán tính của việc quen thuộc với những hệ thống điện tử hóa (hay tin học hóa như ở VN thường gọi), dẫn đến sự lúng túng khi tiếp cận và tiếp xúc với các hệ thống số (hay hệ thống thông minh hóa). Để góp phần giải tỏa vấn đề này, chúng tôi xin nêu một cách phân biệt khá đơn giản giữa các hệ thống điện tử hóa và các hệ thống số như sau.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3) là cuộc cách mạng dựa trên ứng dụng máy tính điện tử và tự động hóa. Về bản chất, cuộc cách mạng đó dựa trên quá trình điện tử hóa quy trình sản xuất. Máy móc trở thành phương tiện giúp cho con người xây dựng các phương án tối ưu cho quy trình sản xuất của mình. Công cụ được áp dụng để thực hiện việc này là các hệ thống ứng dụng CNTT và tự động hóa (như CRM, ERP,…). Các sản phẩm của quá trình điện tử hóa này đều mang tính từ “điện tử” như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử,…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4) là cuộc cách mạng dựa trên ứng dụng các tri thức tiên tiến của thời đại lấy công nghệ số làm nền tảng để thay đổi phương thức sản xuất của xã hội. Về bản chất, cuộc cách mạng này dựa trên quá trình thông minh hóa quy trình sản xuất với máy móc thiết bị không chỉ thay thế con người trong việc tính toán, xây dựng phương án tối ưu cho quy trình sản xuất (theo sự hướng dẫn của con người), mà còn trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất đó trong thực tế một cách thông minh (dưới sự giám sát của con người). Công cụ được áp dụng để thực hiện việc này là các hệ thống vật lý – số (cyber physicsl systems – CPS). Các sản phẩm của quá trình thông minh hóa này đều mang tính từ “số” hay “thông minh” như chính phủ số, thương mại số, giáo dục số, xã hội số, đô thị thông minh, trang trại thông minh,…
Bảng sau cho chúng ta nội dung tóm tắt giúp phân biệt dễ dàng giữa 2 loại hệ thống này, chúng cách nhau cả một cuộc cách mạng.
Từ phân tích trên, có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt lớn nhất giữa các hệ thống điện tử và các hệ thống số là:
Sự khác biệt này dẫn đến sự thay đổi về mọi mặt: chính sách, con người, cơ chế làm việc… Tất cả phải thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các hệ thống vật lý – số phát huy tối đa khả năng của mình.
Từ đây, dễ dàng nhận ra rằng, chiến lược chuyển đổi số của tất cả các quốc gia đều tập trung vào việc thiết kế và ứng dụng rộng rãi các CPS và nhanh chóng “làm giàu tri thức” cho các CPS nhằm vươn tới trình độ trưởng thành số ngày một cao hơn.
Có 2 phương pháp chế tạo các CPS.
Phương pháp thứ nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Áp dụng phương pháp này hoàn toàn có thể chế tạo các CPS đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp này là chi phí đầu tư rất cao và cần có lực lượng chuyên gia kỹ thuật để vận hành và quản lý hệ thống.
Phương pháp thứ hai là phương pháp của Việt Nam, do các chuyên gia Việt Nam sáng tạo và thử nghiệm thành công. Đó là phương pháp thiết kế các CPS dựa trên hệ điều hành cho IoT sử dụng công cụ giao tiếp người – máy bằng ngôn ngữ tự nhiên. Phương pháp này có 2 ưu điểm vượt trội là chi phí đầu tư thấp (thấp hơn hàng chục lần so với SCADA) và không yêu cầu phải có lực lượng chuyên gia mới vận hành được hệ thống, người không chuyên CNTT cũng có thể làm được. Vì thế, chúng ta có thể thiết kế hàng loạt các CPS (trợ lý số, thiết bị thông minh, hệ thống thông minh,…) để áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước với chi phí thấp. Việc này mở ra cơ hội chuyển đổi số rộng khắp trong toàn xã hội – điều mà tất cả các quốc gia khác đều mong muốn.
Chiến lược chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ bao gồm Tập trung phát triển các CPS thương hiệu VN và nhanh chóng áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội và xuất khẩu.
Chiến lược này không chỉ nhanh chóng làm thay đổi thứ bậc của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới mà quan trọng hơn, nó sẽ tạo ra cú đại nhảy vọt lịch sử của đất nước vì mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân đều có cơ hội hưởng thụ và làm chủ những thành quả mà CMCN 4 mang lại.
Ứng dụng di động Bibica và Bibica Shop do công ty Media One đã chính thức được Công ty CP Bibica ra mắt trên cả hai nền tảng iOS lẫn Android.
Amazon Web Services (AWS) công bố sự hợp tác toàn cầu với Wyndham Hotels & Resorts – công ty kinh doanh nhượng quyền khách sạn để nâng cấp hạ tầng công nghệ và cung cấp các dịch vụ lưu trú mới tới trên 21 thương hiệu khách sạn, bao gồm Days Inn, La Quinta, Microtel, Ramada, Super 8 và Wyndham…
Một video về kết quả thử nghiệm xe điện tự hành vừa được VinBigdata công bố, video cho thấy các xe điện này có thể không cần người lái vẫn chở khách an toàn đi và đến
Ngày 06/08/2021, VNPT chính thức ra mắt Nền tảng chuyển đổi số toàn diện dành cho doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại địa chỉ https://onesme.vn với tên gọi oneSME.
Tính năng Zalo Connect vừa ra mắt giúp người dân dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm hoặc kết nối nhanh với các bác sỹ, chuyên gia y khoa để được tư vấn y tế từ xa.
Có rất nhiều nội dung cần nghiên cứu để đổi mới và sáng tạo và cũng có nhiều cấp độ thực hiện. Tuy nhiên, để triển khai cần có phương pháp tổ chức, đầu tư và cơ chế vận hành cũng mang tính đổi mới sáng tạo phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới chứ không theo cách truyền thống bảo thủ và kém hiệu quả.
Sài Gòn Thương là tên chương trình tư vấn và khám bệnh từ xa miễn phí với các bác sĩ uy tín, cho bà con gặp khó khăn trong vùng dịch ở TPHCM, từ đây đến hết giai đoạn giãn cách.
Samsung vừa công bố quan hệ hợp tác với CJ ENM, tập đoàn thành công với phim “Ký Sinh Trùng” (Parasite) trong việc xây dựng một phim trường ảo,sử dụng công nghệ màn hình của The Wall làm giải pháp chính.
Camera AUTODOME IP starlight 5100i là camera có lớp vỏ chống phá hoại, ý tưởng để sử dụng cho việc giám sát toàn thành phố, tích hợp AI có thể dự đoán tình huống và cung cấp các lựa chọn xử lý.
Hai kỹ sư Nguyễn Quán Anh Minh (AI Engineer, sinh năm 1997) và Nguyễn Tuấn Khôi (Data Engineer, sinh năm 1994) đang làm việc ở Zalo vừa đạt Quán quân tại cuộc thi ‘Show US the Data’ do Coleridge Initiative (Đại học New York) tổ chức trên trên Kaggle, nền tảng thi đấu về trí tuệ nhân tạo uy tín nhất thế giới.