Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 4/8 đã kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng phân phối các mũi tiêm nhắc lại Covid-19 thứ ba vì sự bất bình đẳng về vaccine trên toàn thế giới.
Cơ quan này cho biết việc tạm dừng sẽ kéo dài ít nhất 2 tháng để thế giới có cơ hội đạt được mục tiêu chung là tiêm chủng cho 10% dân số của mọi quốc gia vào cuối tháng 9. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tại cuộc họp báo rằng “Chúng tôi cần một sự đảo ngược khẩn cấp việc chuyển vaccine đến các nước có thu nhập cao sang các nước có thu nhập thấp”.
Theo Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Giám đốc WHO, yêu cầu này là một phần trong kế hoạch tiêm chủng cho 40% dân số trên thế giới vào tháng 12 mà ông Ghebreyesus đặt ra. Tiến sĩ Aylward nói “Bức tranh lớn ở đây là chính sách không nên tiếp tục tiến hành cho đến khi chúng ta đưa toàn thế giới đến một thời điểm mà dân số già, những người mắc bệnh nền, những người đang làm việc ở tuyến đầu – tất cả đều được bảo vệ ở mức độ có thể với vaccine”.
Các chuyên gia nói rằng việc tiêm phòng cho tất cả dân số thế giới là rất quan trọng để chấm dứt đại dịch Covid-19. Biến thể Delta hiện đang tàn phá Mỹ lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khoa học ở Ấn Độ sau khi chủng Covid ban đầu phát tán, nhân rộng và cuối cùng là đột biến. Kết quả là, một biến thể có khả năng lây nhiễm cao với nguy cơ trốn tránh vaccine cao hơn đã lan rộng trên nhiều quốc gia. Nhiều chủng virus xuất hiện gây ra nhiều rủi ro hơn cho tất cả các quốc gia dù đã tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng. Điều này chỉ có thể hạn chế khi nhiều dân số trên thế giới được tiêm chủng.
“Toàn bộ thế giới đang ở giữa vấn đề này và như đã thấy với sự xuất hiện của biến thể này đến biến thể khác, chúng ta không thể thoát khỏi nó trừ khi cả thế giới cùng nhau thoát khỏi nó. Với sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tiêm chủng, chúng tôi có thể kết luận đơn giản là sẽ không thể đạt được điều đó”, tiến sĩ Aylward nói.
Thời gian của yêu cầu tạm dừng có thể được kéo dài nếu tỷ lệ tiêm vaccine ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp không tăng. Tiến sĩ Aylward cho biết “Ngay bây giờ, nếu bạn nhìn vào cách vaccine đang được sử dụng trên toàn cầu, tỷ lệ phân bổ vaccine của các quốc gia thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập trung bình là quá nhiều so với các quốc gia có thu nhập thấp”.
Động thái này diễn ra sau khi Israel tuyên bố nước này sẽ tiêm liều tăng cường cho người già. Cộng hòa Dominica cũng đã tiến hành tiêm liều tăng cường cho dân số của mình, trong khi quốc gia láng giềng Haiti gần đây chỉ mới bảo đảm tiêm liều vaccine đầu tiên. Nhiều người ở Mỹ cũng đang hướng đến mũi tiêm tăng cường.
Sở Y tế Công cộng San Francisco và Bệnh viện Đa khoa Zuckerberg San Francisco cho biết hôm thứ 3/8 rằng họ sẽ cho phép những bệnh nhân đã tiêm 1 liều vaccine Johnson & Johnson được tiêm bổ sung vaccine mRNA. Hãng vaccine khổng lồ Pfizer khẳng định rằng mọi người sẽ cần tiêm nhắc lại, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ cho biết dữ liệu đảm bảo nhu cầu về liều tăng cường vẫn chưa rõ ràng.
Các quan chức của WHO cũng cho biết họ hy vọng sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm phòng vào giữa năm 2022. Cho đến khi đạt được mục tiêu đó, giới chức y tế toàn cầu hy vọng rằng các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ tuân thủ yêu cầu tạm hoãn tiêm chủng, và quan trọng hơn là lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về vaccine.
Trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, Maria Van Kerkhove, cho biết: “Chúng ta cần một chiến lược về vaccine, và chúng ta cần các biện pháp y tế cộng đồng và xã hội ở cấp độ cá nhân cũng như cấp cộng đồng. Chúng ta cần mọi người thực hiện ngay bây giờ”.
Việc mua lại nhà thiết kế chip Arm có trụ sở tại Anh từ SoftBank với số tiền lên đến 40 tỷ USD của Nvidia đang có dấu hiệu bị đe dọa.
Các nhà nghiên cứu bảo mật Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công liên tục được thực hiện bởi các gián điệp Nga. Và các đối tượng này bị nghi ngờ đang tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tương tự, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực lên Điện Kremlin để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.
Tính tới đầu tháng 8/2021, hiện đang có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine này đều được WHO cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sáng nay ngày 5/8, Việt Nam có thêm 3.943 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Cũng trong ngày hôm qua 4/8, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Vào quý 4 sẽ đón nhận lô vaccine này.
Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.
Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.
Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.
Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số vừa đưa ra khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mua kit test nhanh Covid-19 trực tuyến, chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.
Ngày 12/8, Hitachi Vantara Việt Nam phối hợp cùng Oracle NetSuite sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tối ưu hiệu suất vận hành và đạt mục tiêu lợi nhuận.
“Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Tường lửa ứng dụng Web” và “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin” vừa được Bộ TT&TT ban hành tại các Quyết định số 1126 và 1127.