Các giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (Hàn Quốc) đã thiết kế một nhà vệ sinh có thể chuyển đổi khí mê-tan từ phân người thành nguồn năng lượng cung cấp cho tòa nhà của Viện.
Học sinh, sinh viên sử dụng nhà vệ sinh đặc biệt này sẽ được thưởng 10 đơn vị tiền tệ kỹ thuật số gọi là Ggool (có nghĩa mật ong theo tiếng Hàn) mỗi ngày. Theo Reuters, Ggool có thể được sử dụng tại một khu chợ trong khuôn viên trường để mua các mặt hàng như chuối, văn phòng phẩm và cả cà phê mới pha.
Nhà vệ sinh đã được đặt tên là BeeVi (kết hợp giữa Bee và Vision – hay Con ong và Tầm nhìn) như ám chỉ đến một thiết bị thân thiện với môi trường và đảm bảo tính bền vững.
BeeVi sử dụng máy bơm chân không và một lượng nhỏ nước để đưa phân từ bồn cầu vào một bể chứa ngầm và lò phản ứng sinh học. Chính cách hoạt động này đã khiến các giáo sư sáng tạo ra nó gọi đó là “nhà vệ sinh chân không siêu tiết kiệm nước”.
Reuters cho biết khí mê-tan từ phân được biến thành nguồn điện cho các thiết bị trong tòa nhà, bao gồm bếp ga, nồi hơi nước nóng và pin nhiên liệu sản xuất điện.
Giáo sư kỹ thuật đô thị và môi trường, Cho Jae-weon, một trong những nhà thiết kế ra BeeVi cho biết “Một người trung bình mỗi ngày sẽ thải ra 500g phân, từ đó có thể chuyển hóa thành 50 lít khí methane. Khi này có thể tạo ra 0,5 kWh điện để dùng hoặc để vận hành 1,2 km cho một chiếc xe điện. Chúng ta hãy nghĩ rằng phân có giá trị quý giá để tạo ra năng lượng”.
Một sinh viên sau đại học cho biết đã sử dụng số tiền Ggool thưởng từ việc vệ sinh trong nhà vệ sinh BeeVi để mua đồ tại chợ Ggool. Người này cho biết rằng giờ đây anh ta coi phân như một kho báu vì có nhà vệ sinh mới. Anh hóm hỉnh nói “Tôi thậm chí còn nói về phân trong giờ ăn để suy nghĩ về việc làm thế nào để mua bất kỳ cuốn sách mà tôi muốn”.
Bạn đã bao giờ tham gia vào một cuộc thi nhìn chằm chằm mà không chớp mắt? Thực tế mà nói, bạn khó có thể mở mắt trong thời gian dài, vì chớp mắt vốn là bản chất tự nhiên cần có của con người, nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta cần phải chớp mắt?
Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.
Đi bộ trên mặt nước là một hành vi phổ biến đối với một số hiếm loài côn trùng, bằng cách khai thác sức căng bề mặt của nước. Nhưng một câu chuyện kỳ lạ cho thấy, con bọ cánh cứng đã thực hiện cũng hành vi tương tự này, nhưng ở một hình thức khác quái lạ, đó là đi ngược dưới bề mặt của mặt nước.
Dù bạn có tin vào người ngoài hành tinh hay không, thì những năm qua vẫn có rất nhiều bức ảnh chụp vật thể bay kỳ lạ không giải thích được, kèm theo đó là các sự kiện với những câu chuyện thú vị được đặt ra.
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos vừa thông báo, hành khách thứ tư trên chuyến bay đầu tiên của công ty du lịch vũ trụ Blue Origin của ông sẽ là Wally Funk, một người từng tham gia Mercury 13- một chương trình tuyển dụng nữ phi hành gia vào những năm 1960.
Đồng hồ nguyên tử không gian sâu, thiết bị đầu tiên thuộc loại này được thử nghiệm, là một bước tiến quan trọng đối với việc điều hướng tự động theo thời gian thực trong Hệ mặt trời.
Cá và nhiều động vật biển khác vẫn có thể chết đuối do thiếu oxy.
Một bàn tay ma quái khổng lồ vừa được phát hiện vươn dài sâu thẳm trong không gian, nó cũng ấn vào một đám mây phát sáng tạo nên diện mạo thiên văn vô cùng kỳ thú.
Công bố ngày 19/5 trên tạp chí Nature, trong một nghiên cứu tiến hành ở Tây Ban Nha khẳng định, tiêm một liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca kết hợp 1 liều vaccine Covid-19 Pfizer – BioNTech tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với virus SARS-CoV-2.
TPHCM đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều người dân vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ, hiệu quả và tính an toàn của vaccine. Vì vậy việc hiểu biết đủ và đúng về vaccine để an toàn khi tiêm ngừa cũng như phòng chống dịch bệnh là điều cần thiết.