Nhật Bản từng là quốc gia dẫn đầu thị trường toàn cầu về thị phần bán dẫn trong năm 1988 với 50%, nhưng hiện nay con số này chỉ còn ở mức khoảng 10%.
Quốc gia châu Á này có nhiều nhà máy sản xuất chip hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chính xác là 84, nhưng chỉ một số ít trong số đó sử dụng quy trình tiên tiến dưới 10nm. Đó là lý do tại sao Nhật Bản đang phải vật lộn để vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn của mình, ngay cả khi họ phải trả một chi phí cực kỳ cao trong thập kỷ tới.
Tình trạng thiếu chip liên tục đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ màn hình LCD đến card đồ họa, máy chơi game, tivi và thậm chí cả các nhà sản xuất ô tô. Chính điều này khiến một số chính phủ đã nhận thức sâu sắc về sự mong manh của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Tại Mỹ, chính quyền ông Joe Biden đang cố gắng khắc phục tình hình bằng cách cam kết 52 tỷ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn địa phương, trong khi đó Trung Quốc đang đầu tư hàng triệu USD trợ cấp của chính phủ cho các công ty bán dẫn.
Liên minh châu Âu cũng đang tìm cách tăng gấp đôi sản xuất chip như một phần của Sáng kiến “La bàn kỹ thuật số” nhằm tăng tỷ trọng sản xuất chất bán dẫn toàn cầu của khu vực lên 20% vào năm 2030. Đây là một mục tiêu quá tham vọng, nhưng Intel đã hứa sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở châu Âu, trong khi Apple sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD vào một trung tâm thiết kế silicon ở Đức, nơi sẽ tập trung vào 5G và các công nghệ kết nối không dây khác.
Còn tại Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihide Suga tiết lộ rằng đất nước của ông đã đặt ưu tiên hàng đầu để ngăn chặn ngành công nghiệp bán dẫn địa phương sụp đổ và giúp lấy lại sức mạnh của mình khi tham gia vào các quy trình sản xuất tiên tiến. Một sự thật thú vị nhưng ít được biết đến là Nhật Bản có không dưới 84 nhà máy bán dẫn, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và nhiều hơn Đài Loan khoảng 8 lần, hoặc gấp 4 lần Hàn Quốc.
Vấn đề chính của các nhà máy này là hầu hết chúng đang sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, một số đã được bán lại cho các công ty Trung Quốc vào đầu năm nay – những công ty rất sẵn lòng mua nó để lách các hạn chế của Mỹ. Các trường hợp ngoại lệ đáng chú ý duy nhất là Sony và Kioxia, được biết đến với cảm biến máy ảnh tiên tiến và bộ nhớ flash.
Mặc dù người ta có thể nghĩ rằng mục tiêu của Nhật Bản là tăng sản xuất chất bán dẫn bằng mọi giá, nhưng kế hoạch của nước này liên quan nhiều hơn đến “an ninh quốc gia”. Cụ thể, chính phủ Nhật Bản muốn tạo ra một môi trường hấp dẫn cho các công ty như TSMC xây dựng các xưởng đúc và trung tâm R&D tại địa phương, với mục tiêu cuối cùng là mở ra một con đường độc lập để truyền vào cơ sở hạ tầng của họ với các công nghệ trong tương lai.
Rõ ràng, chiến lược này bắt nguồn từ những quan sát đơn giản về sự căng thẳng toàn cầu và cuộc chạy đua để đạt được vị thế thống trị về công nghệ đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu như thế nào, đồng thời cũng dẫn đến một bước lùi trong quá trình toàn cầu hóa ngành điện tử.
Trên hết, Nhật Bản đã đi từ vị trí thống trị doanh số bán dẫn toàn cầu vào năm 1988 sang nhập khẩu 64% chip cần thiết cho ngành công nghiệp địa phương vào năm ngoái.
Nhật Bản cũng muốn thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với chip cũng như các nguyên liệu cần thiết để sản xuất chúng, đặc biệt vì chúng được coi là một ngành công nghiệp nhạy cảm cho phép sản xuất các thiết bị dân dụng và quân sự.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là Nhật Bản sẽ cần những gì để đạt được mục tiêu này. Theo Tetsuro Higashi, cựu chủ tịch của Tokyo Electron, khoản đầu tư ban đầu ít nhất là 1.000 tỷ yên (9 tỷ USD), và hàng nghìn tỷ nữa trong 10 năm tới. Một cựu chuyên gia 71 tuổi của ngành công nghiệp silicon cho biết sự kết hợp giữa trợ cấp, giảm thuế và một khuôn khổ mới cũng sẽ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ công nghệ.
Các nhà quảng cáo đang phản ứng với việc giới thiệu Tính năng minh bạch theo dõi ứng dụng của Apple (ATT), bằng cách thay đổi chiến lược chi tiêu của họ, với sự chuyển hướng ngày càng tăng sang chi tiêu quảng cáo trên nền tảng Android.
Ngày 6/7, Nhóm Kinh doanh Tiêu Dùng Huawei khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức sự kiện ra mắt trực tuyến sản phẩm mùa hè với 6 flagship sở hữu nhiều tính năng thông minh. Trong đó, đồng hồ Watch 3 series và tai nghe Freebuds 4 sẽ có mặt tại Việt Nam ngày 21/7/2021.
Đó là một trong những quy định mới đang được chính phủ Ấn Độ ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn các nhà bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới. Amazon và Flipkart là những cái tên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia đã áp dụng rộng rãi mạng 5G. Nhưng ngoài việc là quốc gia đầu tiên, họ còn là quốc gia có khả năng cung cấp thế hệ mạng viễn thông 5G mới vận hành với tốc độ nhanh nhất.
Khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa cho thấy hơn một nửa số người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng siêu ứng dụng trên thiết bị di động.
Theo “Nghiên cứu về vị trí của chúng ta trong nền kinh tế danh tiếng kỹ thuật số” do Kaspersky thực hiện, tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), những người thuộc thế hệ X (sinh năm 1965-1980) và thế hệ Z (1997-2009) ít lo sợ về các công nghệ như công nghệ sinh trắc học, thiết bị thông minh, thiết bị robot và công nghệ deepfakes. Trong khi các thế hệ Millennials (1981-1996) và Baby Boomers (1946-1964) lại nâng cao cảnh giác hơn.
Liên minh Internet châu Á gồm Facebook, Google, Twitter, Yahoo và nhiều gã khổng lồ công nghệ khác cho biết họ có thể ngừng cung cấp dịch vụ ở Hồng Kông nếu một luật bảo mật mới được áp dụng.
Chiếc điện thoại cao cấp mang thương hiệu Nokia mà nhiều người dùng chờ đợi vừa được HMD xác nhận sẽ ra mắt vào ngày 11/11 năm nay.
Lenovo vừa ra mắt thị trường bộ đôi laptop ThinkBook 14 và 15 Gen 3 sở hữu vi xử lý AMD dành cho nhu cầu xử lý công việc chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh, nằm trong tầm giá khởi điểm từ 15 triệu đồng.
OnePlus Nord CE 5G là mẫu smartphone 5G mới nhất của OnePlus, chiếc máy biểu hiện rõ chiến lược theo đuổi phân khúc tầm trung có 5G và nhiều tính năng riêng của hãng này.