Các nước thành viên NATO lo ngại về hành vi ngày càng gây hấn của Nga và Trung Quốc trong không gian mạng.
Mới đây, khối NATO đã đưa ra lập trường của mình về ý nghĩa của các cuộc tấn công mạng liên tục xảy ra gần đây ở các quốc gia, và biện pháp đáp trả nào được đảm bảo công bằng, hợp lý nhất.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự 30 quốc gia giữa Bắc Mỹ và châu Âu đã ban hành một thông cáo mới tại hội nghị thượng đỉnh Brussels tuần này, nêu rõ cách thức đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia. Một trong số đó là các cuộc tấn công mạng.
Lập trường chính sách mới được đưa ra tại hội nghị sau các cuộc tấn công nổi tiếng vào mạng lưới phân phối nhiên liệu của Hoa Kỳ Colonial Pipeline, khi đã phải trả 4 triệu đô la cho những kẻ tấn công ransomware, một nửa trong số đó sau đó đã bị FBI thu giữ. Công ty sản xuất thịt của Hoa Kỳ JBS cũng đã trả 11 triệu đô la cho những kẻ tấn công ransomware.
Thế giới công nghệ cũng đang đối mặt với vụ hack SolarWinds xâm nhập các công ty an ninh mạng hàng đầu của phương Tây, và được cho là do chính phủ Nga đứng sau lưng. Cách đây không lâu, Nga bị đổ lỗi cho vụ bùng phát mã độc tống tiền lớn NotPetya, trong khi Triều Tiên bị đổ lỗi cho vụ tấn công mã độc tống tiền WannaCry năm 2017.
Sau các cuộc tấn công như vậy, NATO đã tán thành “Chính sách Phòng thủ Mạng toàn diện mới”, theo đó liên minh sẽ xử lý các cuộc tấn công mạng trên cơ sở tùy vào “từng trường hợp cụ thể”, và có thể coi chúng giống như một cuộc tấn công vũ trang. Thế nên, khi có bất kỳ đồng minh NATO nào là nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang, thì đó sẽ được coi là một cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên liên minh. Về mặt lý thuyết, khối sẽ thực hiện bất kỳ hành động cần thiết nào để bảo vệ đồng minh đó.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng đối với liên minh, mà NATO cho là “phức tạp, phá hoại, cưỡng chế và ngày càng trở nên thường xuyên hơn”. Họ nhấn mạnh ransomware gần đây và các loại tấn công mạng khác “nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng, và các tổ chức dân chủ của NATO, nó có thể có tác động đến toàn khối và gây ra tác hại đáng kể”.
Khối NATO khẳng định: “Chúng tôi tái khẳng định rằng, quyết định về thời điểm và hậu quả của một cuộc tấn công mạng sẽ được Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong từng trường hợp cụ thể. Thậm chí, trong một số trường hợp nhất định, nó cũng được coi là tương đương với một cuộc tấn công vũ trang”.
Thậm chí, Liên minh NATO cam kết sẽ “áp đặt chi phí, thuế quan thương mại” đối với những cá nhân hay quốc gia làm hại khối nếu xét thấy cần thiết.
Hiện tại, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham dự cuộc họp NATO đầu tiên của mình với tư cách là tổng thống Mỹ và sẽ gặp tổng thống Nga Vladimir Putin. Tại cuộc gặp này, ông dự kiến sẽ yêu cầu Nga làm nhiều hơn nữa để giải quyết tội phạm mạng trong phạm vi quyền hạn của mình. Cuộc tấn công mạng vào Mỹ liên tục gần đây được cho là do một hoạt động dịch vụ ransomware có trụ sở tại Nga đứng sau hoành hành.
Và dĩ nhiên, cái tên “Trung Quốc” cũng không nằm ngoài tâm điểm chú ý tại hội nghị thượng đỉnh NATO, khi quốc gia này liên tục dính líu tới các cuộc tấn công mạng, phát tán thông tin sai lệch và mở rộng quyền lực bá chủ trên toàn cầu ở mọi mặt.
Thông cáo cuối cùng do các nhà lãnh đạo thuộc liên minh 30 thành viên ký với sự thúc giục của chính quyền mới của Mỹ cho biết: “Những tham vọng và hành vi lấn át của Trung Quốc đã đưa ra những thách thức có hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Thông cáo báo chí hội nghị còn nêu rõ: “Trước sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, các chính sách quốc tế được đưa ra để giải quyết những thách thức cần phải được cùng nhau phối hợp tạo ra, và áp dụng hành động cùng nhau như một liên minh”.
“Chúng tôi sẽ can dự với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Liên minh NATO. Chúng tôi ngày càng phải đối mặt với các mối đe dọa mạng, các mối đe dọa khác bao gồm các chiến dịch thông tin sai lệch, và việc sử dụng mưu đồ thống trị công nghệ nổi dậy đang ngày càng nổi cộm và phức tạp”.
Mỹ cảnh báo EU không nên xây dựng và theo đuổi các chính sách công nghệ chỉ để nhắm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Bắt đầu từ hôm nay, quảng cáo cho một số chủ đề nhất định sẽ không còn được hiển thị ở vị trí quảng cáo trên trang đầu của nền tảng YouTube.
Một bản dựng Windows 11 vừa bị rò rỉ trên internet và nó tiết lộ rất nhiều chi tiết về hệ điều hành sắp tới của Microsoft, bao gồm cả khả năng nâng cấp miễn phí của nó.
Ericsson vừa đưa ra dự đoán, số thuê bao di động 5G sẽ vượt 580 triệu vào cuối năm 2021, trung bình mỗi ngày tăng một triệu thuê bao di động 5G mới.
Để tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường điện thoại cơ bản, HMD Global đã cho ra mắt hai điện thoại Nokia mới mang tên Nokia 110 4G và Nokia 105 4G.
Tập tin ISO cho bản dựng 21996.1 của Windows 11 – phiên bản hệ điều hành tiếp theo của Microsoft – vừa bị rò rỉ trên web, cho phép người dùng tải về và trải nghiệm.
MobiFone đã chính thức ra mắt Ví điện tử MobiFone Pay, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán, tài chính di động vào gần “Ngày không tiền mặt” 16/6/2021
Đã có những tin đồn về khả năng Windows 10 sắp bị khai tử để nhường chỗ cho Windows 11, và điều này đã được gợi ý bởi chính Microsoft mới đây.
Thế giới công nghệ đang phải đối mặt với một vấn đề lớn vào năm 2021 do sự thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu, ảnh hưởng từ smartphone đến trò chơi điện tử.
Giám đốc không gian của Nga đang đe dọa rời khỏi chương trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2025, trừ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực vũ trụ của Nga.