Dịch vụ CNTT Việt Nam, để xuất khẩu cần mở hơn

Đón đầu làn sóng công nghệ mới? Làm thế nào có được đội ngũ kỹ sư chất lượng cao để thu hút khách hàng nước ngoài đầu tư, đặt hàng? Cách chinh phục các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ? Việt Nam lấy gì làm ưu thế cạnh tranh với các nước Myanmar, Philippines... trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ CNTT?

Dịch vụ CNTT Việt Nam, để xuất khẩu cần mở hơn - A11U5462
Hội nghị Xuất khẩu Dịch vụ CNTT 2017, ngày 19/10/2017
 

Tất cả những vấn đề này đã được trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị Vietnam ITO Conference 2017 về xuất khẩu dịch vụ CNTT với mục tiêu giới thiệu năng lực phát triển phần mềm, khả năng cung cấp dịch vụ CNTT và mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư của Việt Nam với các nước trên thế giới, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Liên minh các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam (VNITO Alliance) và Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức, cùng sự chỉ đạo của UBND TPHCM.

 

Những dịch chuyển tích cực  

 

Theo một dữ liệu nghiên cứu gần đây (9/2017) do KPMG Việt Nam thực hiện khảo sát 105 doanh nghiệp, trường đại học hoạt động kinh doanh và đào tạo trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam cho thấy, có những chuyến biến mạnh mẽ của thị trường theo chiều hướng tốt. 88% số người được khảo sát dự đoán ngành CNTT Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 15% trở lên trong 3 năm tới, 73% cho rằng Việt Nam vẫn là thị trường có chi phí vận hành hoạt động thấp. Hơn 90% số người được khảo sát đồng ý rằng lực lượng lao động kỹ thuật, CNTT của Việt Nam rất giỏi kỹ năng quản lý và tiếp cận công nghệ mới. “Kỹ sư phần mềm Việt Nam học nhanh, miễn là bạn dạy cho họ đúng cách” – một doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản cho hay. 

 

73% các trường đại học khảo sát mong đợi sinh viên CNTT trong những năm tới sẽ tăng trưởng từ 10% hoặc hơn. 80% lực lượng lao động được khảo sát trong các công ty có chuyên ngành IT trình độ đại học. 61% doanh nghiệp tiết lộ lương trung bình hàng tháng của các kỹ sư IT ít hơn 800 USD/tháng. 69% các công ty mong đợi rằng mức tăng lương hàng năm của kỹ sư CNTT sẽ là khoảng 15% trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu còn ghi nhận, 29% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát đã tạo ra doanh thu từ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ mới như IoT, Big Data, Analytics, Augmented Reality (AV – thực tế ảo) trong năm 2016. 93% các trường đại học có kế hoạch phát triển các chương trình, khóa học về sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.

 

Chi phí lao động thấp ở mức trung bình (bao gồm cả về mức lương, chi phí đào tạo dịch vụ công cộng điện nước, cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế…), cùng với tình hình chính trị ổn định, lực lượng kỹ sư IT có kỹ năng và chuyên môn, có khả năng ứng dụng công nghệ mới và quản lý tốt, Việt Nam được đánh giá là điểm đến gia công phần mềm và dịch vụ CNTT hấp dẫn nhất khu vực. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thời gian tới lương thấp sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam, mà yếu tố quyết định chính là năng suất lao động. Bản thân các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng định hướng sẽ đầu tư mạnh vào các công nghệ cao cấp, không chỉ dừng lại gia công phần mềm. 

 

Trong một diễn biến khác, tại sự kiện Hội nghị Quốc tế gia công xuất khẩu phần mềm Việt Nam – Japan ICT Day 2017 diễn ra 10/2017, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT-TT nhận định, trong CNTT, công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã từng bước khẳng định là ngành kinh tế có triển vọng, phát huy được thế mạnh của đất nước với trên 93 triệu dân, phần lớn là dân số trẻ, năng động, sáng tạo. Theo Sách trắng CNTT-TT 2017, doanh thu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT năm 2016 đã cao gấp 12 lần so với năm 2008, ước đạt trên 8,1 tỷ USD, xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Tính chung trên cả nước hiện có trên 7.400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, trong đó có khoảng 200 công ty phần mềm với quy mô từ 150-200 lao động, khoảng 10 doanh nghiệp với quy mô xấp xỉ hoặc hơn 1.000 người.

 

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã chú trọng hơn tới nâng cao quy trình hoạt động, nội bộ, quản lý chất lượng, an toàn thông tin. Nhiều doanh nghiệp đạt chứng chỉ về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế như CMMI (một số doanh nghiệp đạt ở mức CMMI 5), ISO 27001. Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm trên toàn cầu, và dẫn đầu thế giới về cung cấp dịch vụ BPO (theo xếp hạng của Cushman & Wakefield). Thị trường lớn nhất của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là Mỹ và Nhật Bản, trong đó thị trường Nhật Bản được đặc biệt quan tâm nhờ có sự tương đồng về văn hóa, địa lý của hai quốc gia. Bộ TT-TT đã xác định, hợp tác với các đối tác Nhật Bản là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành CNTT Việt Nam. Bộ TT-TT Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực CNTT-TT, trong đó hai Bộ cam kết ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp CNTT của hai nước hợp tác, hiện thực hóa các tiềm năng cơ hội đầu tư kinh doanh rất lớn khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi số.
 

Dịch vụ CNTT Việt Nam, để xuất khẩu cần mở hơn - IMG 3892

 

“29% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết đã tạo ra doanh thu từ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ mới như IoT, Big Data, Analytics, AR”


Cơ hội từ làn sóng công nghệ mới 

 

Chi phí lao động rẻ đang là lợi thế của Việt Nam, song ông Nguyễn Công Ái, Giám đốc KPMG Việt Nam cảnh báo, một số thành phố của Myanmar và Philippines hiện có chi phí lao động thấp hơn Việt Nam, vì vậy bên cạnh lợi thế chi phí, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa nhiều hỗ trợ khác để các khách hàng lớn Nhật Bản, Mỹ, châu Âu tìm đến Việt Nam mà không lựa chọn quốc gia khác. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết thêm, giá nhân công rẻ chưa hẳn là vấn đề quan trọng khi xem xét đầu tư tại Việt Nam, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải có giải pháp giúp họ giải quyết phục vụ khách hàng toàn cầu. 

 

Ông Ái cho rằng Chính phủ Việt Nam cần có những hỗ trợ thiết thực hơn, tạo chính sách, môi trường đầu tư minh bạch hơn, các cơ quan cấp phép linh hoạt và hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ và có những thỏa thuận song phương với những quốc gia khác. Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mong muốn Việt Nam có một chiến lược rõ ràng hơn về an ninh mạng, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặc biệt liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. Cần có nhiều hơn nữa các trung tâm đào tạo chất lượng cao cũng như hệ thống giám sát, đánh giá lực lượng lao động chất lượng cao. Các trường học cần đầu tư đào tạo mạnh mẽ hơn cho lực lượng giảng dạy chất lượng cao. 

 

TS Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch công ty TMA rất lạc quan về cơ hội của ngành xuất khẩu CNTT Việt Nam trong tương lai. “Nếu trước đây ngành công nghệ của Việt Nam đi sau thế giới 20 năm thì nay với sự thay đổi làn sóng công nghệ mới, và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ hội để Việt Nam hoàn toàn có thể xuất phát cùng lúc với các quốc gia khác. Ngoài các dịch vụ gia công phần mềm, chúng ta có thể xây dựng những nhóm kỹ sư để làm ra những sản phẩm mới phục vụ thế giới. Nếu trước đây viết code, thử nghiệm, nhưng bây giờ chúng ta có thể nghiên cứu và phát triển để tạo giá trị cao hơn, cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn độ. 70% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi, trẻ và tài năng, quan trọng là phải làm sao để biến thành những tài năng thực sự. Thế giới hiện nay rất mở, các bạn trẻ có thể khai thác trí tuệ nhân tạo, tìm tòi tham gia những khóa học trực tuyến chuyên ngành toàn cầu, tại đây truyền tải những thông tin mà chúng ta không thể tìm kiếm ở đâu được” – ông Lệ nói.

 

“Chỉ sau khoảng 2 dự án làm việc với Việt Nam, chúng tôi nhận ra các kỹ sư Việt Nam rất giỏi, có thể làm được những sản phẩm ưu tú” – một doanh nghiệp Nhật Bản cho hay. Việt Nam để nâng cao năng lực, năng suất lao động, theo các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải cạnh tranh bằng dịch vụ do chính chúng ta tạo ra. Khi quảng bá ra toàn cầu hay kết nối đối tác, doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách giới thiệu, quảng bá những điểm mạnh của mình. Thị trường Nhật Bản rất lớn, trong tương lai các công ty Nhật Bản sẽ giao hết tất cả các công đoạn cho Việt Nam làm mà không chỉ gia công từng phần như hiện nay, kể cả giao luôn phần phân tích dữ liệu. Việt Nam nên đầu tư mạnh vào phần mềm nguồn mở để phát triển đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản theo hướng tốt nhất nhưng với chi phí hợp lý nhất. 

 

Chia sẻ kinh nghiệm trong các mối quan hệ làm việc, phía Nhật Bản cho rằng cả hai bên cần hiểu nhau trước khi bắt đầu vào những dự án làm việc cùng nhau. Hợp tác là mối quan hệ dành cho cả hai bên cùng có lợi, đó mới là mối quan hệ hợp tác lâu dài. Phía đối tác Nhật Bản thường yêu cầu rất cao về chất lượng, thời gian giao hàng phải chính xác (nếu trễ sẽ đền tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng), đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam lưu ý để hoàn thiện dự án đúng thời hạn. Ngoài ra, khi bàn bạc, tranh luận với đối tác về một vấn đề gì đó, doanh nghiệp Việt Nam không nên đưa ra những khái niệm mơ hồ, vì điều đó dễ dẫn đến những hiểu nhầm không hay cho hợp tác. Các kỹ sư IT Việt Nam cần học thêm tiếng Nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nếu chỉ chăm chú vào lương rồi nhảy việc để tìm nơi có mức lương cao hơn mà không chú trọng nâng cao năng lực bản thân thì sẽ rất khó khăn cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
 

Dịch vụ CNTT Việt Nam, để xuất khẩu cần mở hơn - A11U64461
“Doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách giới thiệu điểm mạnh của mình, và tránh nói những khái niệm mơ hồ”

 

Tham gia Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ CNTT 2017 với tư cách đơn vị kết nối khởi nghiệp sáng tạo đổi mới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bà Denyse Cardozo, Giám đốc quản lý Silicon Valley Forum (Hoa Kỳ) nhấn mạnh đến các nền tảng mới mang tính xu hướng thế giới sẽ ứng dụng nhiều trong thời gian tới, bao gồm Cloud, Fintech, Blockchain, AI, IoT, VR&AR.

Bà Denyse Cardozo cho biết, Silicon Valley Forum sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam về mọi mặt mang tính thủ tục, chia sẻ kinh nghiệm nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn khởi nghiệp ngay tại Thung lũng mơ ước này. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp quyết định mở văn phòng tại đây, điều đó đồng nghĩa doanh nghiệp phải thực sự có một tư duy cởi mở, độc lập tác chiến, có kỹ năng và tư duy khác biệt, sẵn sàng từ bỏ nền tảng cũ để thích nghi với nền tảng mới. “Bạn không cần phải là một công ty tạo ra xu hướng, chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề hiện tại cần giải quyết”, “Không cần làm 2 thứ đúng đắn, chỉ cần làm 1 thứ đúng đắn thay đổi thế giới” – đó cũng chính là tiêu chí, văn hóa khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon Valley, Hoa Kỳ. 

 

Trong khuôn khổ Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ CNTT 2017 đã diễn ra nhiều hoạt động ký kết thoả thuận hợp tác giữa Liên minh các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam (VNITO Alliance) và các tổ chức quốc tế, bao gồm Silicon Valley Forum (SVF), USA; Tổ chức phát triển CNTT Việt Nam tại Hoa Kỳ (Vietnam IT Development Group – VIDG); Hiệp hội xúc tiến công nghiệp thành phố Shonan, Nhật Bản (Shonan Industrial Promotion Foundation – SIPF). 

 

Lễ ký kết đánh dấu bước khởi đầu cho việc cùng nhau hợp tác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam ra thị trường thế giới. 

Dịch vụ CNTT Việt Nam, để xuất khẩu cần mở hơn - IMG 20171023 1355111

Ký kết giữa VNITO Alliance và Silicon Valley Forum 

Bạch Đông
(Theo Tạp chí Thế Giới Số)
 

 

Trò chơi lập trình Minecraft: Education cán mốc 2 triệu người dùng cấp phép

Microsoft công bố phiên bản Mincraft: Education, trò chơi giúp học lập trình, hiện đã được cấp phép cho hơn 2 triệu người dùng trên 115 nước chỉ trong vòng 1 năm. Hơn 250 kế hoạch giảng dạy đã được tạo ra với phiên bản này.

Siêu phẩm HTC U11 plus cho đặt hàng từ 27/11, giá dự kiến 19 triệu đồng

Màn hình lớn hơn, pin dung lượng cao hơn, và cảm ứng cạnh viền Edge Sense độc đáo hơn trong một thiết kế thời thượng với mặt lưng trong suốt, chiếc smartphone cao cấp nhất của HTC hiện nay sẽ cho đặt hàng từ 27/11-5/12.

Khai trương Điện máy Thiên Hòa chi nhánh Bình Chánh, giảm giá đến 50%

Sáng ngày 25/11, Hệ thống trung tâm Điện máy và Nội thất Thiên Hòa sẽ khai trương chi nhánh mới tại C9/3A Phạm Hùng quận Bình Chánh (ngay ngã tư Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh) với nhiều chương trình khuyến mãi tại đây.

Cisco hợp tác với Interpol chia sẻ thông tin tình báo về tội phạm mạng

Cisco và tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol vừa công bố thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo về các mối đe dọa, đồng thời cùng nhau hợp tác chống tội phạm mạng.

Top 10 lĩnh vực ứng dụng 5G sẽ phổ biến

Ngày 20/11/2017, tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu lần thứ 8 (Global MBBF) ở London, Huawei Wireless X Labs đã công bố Sách trắng về Top 10 lĩnh vực ứng dụng 5G. Báo cáo này dựa trên cơ sở phân tích nhiều chiều như sự phụ thuộc của lĩnh vực vào công nghệ 5G, giá trị kinh doanh và độ chín của dịch vụ…

British Telecom và Huawei thành lập nhóm nghiên cứu chung tại Đại học Cambridge

BT (British Telecom) và Huawei vừa công bố ký kết thiết lập Nhóm hợp tác và nghiên cứu chung tại Đại học Cambridge trong thời gian 5 năm, dự án được tài trợ 25 triệu bảng Anh.

Wiko View XL và View Prime bán ra tại FPT Shop, đặt trước nô nức nhận nồi

Từ hôm nay, 19/11, bộ đôi smartphone màn hình tràn Wiko View XL và View Prime được bán ra tại tất cả cửa hàng FPT Shop trên toàn quốc. FPT Shop sẽ tài trợ 100% lãi suất mua trả góp cho khách chọn mua sản phẩm trong tháng 11, khách đặt trước được nhận bộ dụng cụ nhà bếp.

Grab hợp tác với Walt Disney

Grab hợp tác cùng Công ty Walt Disney khu vực Đông Nam Á trong dự án quảng bá phim bom tấn Star Wars:The Last Jedi từ 14/11-15/12/2017 với hi vọng mang đến trải nghiệm mới mẻ cho các khách hàng khi sử dụng Grab.

Người hâm mộ Nokia có thể xem “Liên minh công lý” miễn phí

HMD Global sẽ dành tặng hàng trăm cặp vé xem phim “Liên minh công lý” miễn phí cùng hàng ngàn quà tặng hấp dẫn cho các “cạ cứng” của Nokia khi tham quan và trải nghiệm Nokia 8 ở các cụm rạp chiếu phim bom tấn Liên Minh Công Lý.

Mi Mix 2 cấu hình đỉnh, giá 13 triệu đồng, chính thức bán từ 17/11

Xiaomi đã chính thức ra mắt Mi MIX 2 với thiết kế tràn màn hình cùng một cấu hình “chạm nóc” với mức giá 13 triệu đồng cạnh tranh với cả hàng xách tay. Cùng với đó, Redmi Note 5A Prime cùng đèn LED selfi, chủ lực tầm trung của Xiaomi cũng xuất trận.