Cảnh sát trên khắp thế giới đã bắt giữ hơn 800 người trong một chiến dịch nhức nhối quy mô lớn, bằng cách lừa các nghi phạm sử dụng một ứng dụng nhắn tin mã hóa ANoM do FBI kiểm soát.
Cú bắt tay cùng trùm buôn lậu ma túy Úc với mục đích giảm án
Trong nhiều năm, các nhân vật tội phạm có tổ chức trên toàn cầu dựa vào các thiết bị mã hóa này để điều phối các chuyến hàng ma túy quốc tế, điều phối buôn bán vũ khí và chất nổ, hay thảo luận về các vụ giết người theo hợp đồng. Tuy nhiên, không ai biết rằng, toàn bộ thực sự là một cái bẫy tinh vi do FBI phối hợp với cảnh sát Úc trực tiếp thực hiện.
Kết quả này phần lớn nhờ sự hỗ trợ từ ứng dụng nhắn tin mã hóa ANoM mà FBI đang bí mật điều hành. Ứng dụng này nằm trong “Chiến dịch Lá chắn Trojan” (Trojan Shield, bên Australia gọi là Chiến dịch Ironside). AnOm đã vạch trần bộ mặt của những kẻ bị bắt, bao gồm 800 đối tượng dính líu tới các băng nhóm tội phạm tại nhiều nước trên thế giới. Chúng thuộc các tập đoàn ma túy Nam Mỹ, các băng nhóm tội phạm Châu Á, các băng đảng mafia, các tổ chức tội phạm Trung Đông và Châu Âu…
Trước đó, một đặc vụ của FBI đã giới thiệu Hakan Ayik – trùm buôn lậu ma túy tại Úc bị kết án và nhận được lời đề nghị hấp dẫn, cung cấp cách truy cập hệ thống thông tin liên lạc mã hóa của mạng lưới tội phạm quốc tế để đổi lấy việc được giảm án. Tên này đã đầu tư khoản tiền lớn để phát triển thiết bị mã hóa được tội phạm trên khắp thế giới sử dụng mà không bị cảnh sát phát hiện.
FBI muốn có một loại điện thoại riêng, bằng cách thuyết phục người chế tạo điện thoại nói trên làm ra một loại điện thoại được mã hoá, nó có giá hàng nghìn đô la mỗi chiếc, được cài đặt một ứng dụng duy nhất tên là ANoM để liên lạc bí mật.
FBI dùng chìa khoá tổng (master key) để theo dõi tội phạm
Sau đó, FBI dùng cách đưa chìa khoá tổng (master key) vào những chiếc điện thoại đó để gắn kèm với mỗi tin nhắn, cho phép lực lượng thực thi pháp luật giải mã và lưu trữ mỗi khi chúng được gửi đi.
Người chế tạo điện thoại trở thành nguồn tin cho cảnh sát và đã tận dụng các đầu mối phân phối ở thị trường Úc. Họ có một lễ ra mắt nhỏ vào tháng 10/2018. Ban đầu, nhà phát triển chỉ cung cấp 50 chiếc điện thoại cài ứng dụng ANoM cho các đầu mối.
Khi theo dõi các tin nhắn và ảnh chia sẻ bằng những chiếc điện thoại này, cảnh sát Úc phát hiện 100% người dùng ANoM tham gia các hoạt động trái phép. Không những thế, nhu cầu mua điện thoại tăng lên nhờ quảng cáo truyền miệng. Tội phạm ở các nước cũng đổ xô sử dụng điện thoại ANoM. Nhờ đó, lực lượng thực thi pháp luật đã giành được lợi thế chưa từng có.
Các thiết bị được tải ANoM đã được phân phối trên khắp các mạng lưới tội phạm thông qua các nhân vật cấp cao, điều này giúp những tên tội phạm khác tự tin sử dụng ứng dụng cho các hoạt động hằng ngày. Khoảng 12.000 thiết bị ANoM đã được bọn tội phạm sử dụng trong quá trình hoạt động. Các thiết bị này đã được sử dụng trong khoảng 300 tổ chức tội phạm trên hơn 100 quốc gia.
Hàng loạt tang chứng, vật chứng giấu kín tinh vi bị phơi bày
Theo Reece Kershaw, Ủy viên Cảnh sát Liên bang Australia, trong hơn 18 tháng qua, FBI đã đọc được hơn 27 triệu tin nhắn, nội dung bao gồm hợp đồng giết người, hình ảnh chất kích thích được giấu trong các chuyến hàng và các âm mưu khác.
Jean-Philippe Lecouffe, Phó giám đốc điều hành Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol) cho rằng, chiến dịch “thành công đặc biệt” khi tịch thu 8 tấn cocaine, 250 khẩu súng, 48 triệu USD (gồm nhiều loại tiền tệ và tiền điện tử).
FBI còn nhìn thấy những bức ảnh chụp “hàng tấn cocaine được cất giấu trong các chuyến hàng trái cây, nhiều quả dứa rỗng và cá trong tủ lạnh cũng được sử dụng để che giấu hàng lậu”.
Thậm chí, những kẻ buôn lậu ma túy ở Nam Mỹ bị cáo buộc đã sử dụng một nhà phân phối chuối và một công ty cá ngừ của Ecuador để buôn lậu ma túy sang châu Á và châu Âu, bằng cách hối lộ các quan chức cảng, nhà chức trách Mỹ cho biết trong tài liệu của tòa án.
Chặn đứng một số vụ giết người đã được lên kế hoạch
Phát biểu tại một cuộc họp báo gần đây, Ủy viên AFP, Reece Kershaw cho biết nhiều âm mưu tội phạm cũng đã bị lật tẩy nhờ quyền truy cập của cơ quan thực thi pháp luật vào ứng dụng, bao gồm một vụ nổ súng hàng loạt được lên kế hoạch tại một quán cà phê ngoại ô Australia và cả vụ ám sát một gia đình 5 người.
Calvin Shivers, trợ lý giám đốc của Bộ phận Điều tra Hình sự của FBI cho biết: “Chiến dịch Trojan Shield là một ví dụ nổi bật về những thành tựu có thể đạt được, khi các đối tác thực thi pháp luật trên thế giới hợp tác cùng nhau và phát triển các công cụ điều tra hiện đại để phát hiện, triệt phá các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia”.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, hoạt động này đã “giáng một đòn nặng nề vào tội phạm có tổ chức”, không chỉ ở đất nước này mà còn là hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến tội phạm có tổ chức trên toàn thế giới”.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Cơ quan FBI hy vọng rằng, hoạt động này sẽ có ý nghĩa sâu rộng. Đặc vụ FBI San Diego Jamie Arnold cho biết: “Từ giờ, các nhóm tội phạm sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa để cản trở cơ quan thực thi pháp luật sẽ không còn cảm thấy an toàn trong không gian đó nữa”.
“Chúng tôi dự đoán rằng, bọn tội phạm trên toàn thế giới sẽ lo sợ khi có thể có FBI hoặc một tổ chức thực thi pháp luật nào khác trên thực tế có thể đang điều hành nền tảng của họ”, Arnold nói qua NPR.
Hãng AFP cho biết, dự kiến sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ ở Úc và nước ngoài nhờ hoạt động này. FBI còn nói thêm rằng, có những ứng dụng liên lạc được mã hóa khác, lớn hơn mà cảnh sát đang làm việc để truy cập vào thế giới ngầm của tội phạm.
Mã hóa điện thoại – chủ đề gây tranh cãi liên quan đến quyền riêng tư
Chủ đề mã hóa đã là một vấn đề gây tranh cãi đối với các quan chức thực thi pháp luật, các công ty công nghệ và những người ủng hộ quyền riêng tư. Ví dụ, Bộ Tư pháp Mỹ và Apple đã tranh cãi về việc liệu gã khổng lồ công nghệ có nên giúp các nhà điều tra bằng cách mở khóa iPhone được các nghi phạm sử dụng trong các vụ xả súng nổi tiếng hay không.
Năm ngoái, Apple đã từ chối tạo một cửa sau cho phép các nhà điều tra bỏ qua các tính năng mã hóa trong điện thoại của kẻ xả súng đã giết ba người tại một căn cứ Hải quân ở Pensacola, Florida.
Sau hơn 1 tháng ra mắt, thiết bị định vị Apple AirTag chính hãng VN/A đã chính thức lên kệ và Di Động Việt là một trong những đại lý ủy quyền được ưu tiên mở bán sớm nhất.
Một mật vụ FBI đã gợi ý một trong những tên trùm tội phạm nhằm kêu gọi lượng lớn những kẻ tội phạm khác sử dụng ứng dụng nhắn tin mã hóa mà FBI kiểm soát để bắt chúng dễ dàng.
Chứng nhận Spatial Sound Optimization (Tối ưu hóa âm thanh theo không gian) của Hiệp hội Điện, Điện tử và Công nghệ Thông tin Châu Âu (VDE) được cấp cho các sản phẩm mang lại trải nghiệm âm thanh đồng nhất bất kể môi trường nào.
Hàng trăm trang web phổ biến nhất trên thế giới đã bị chuyển sang chế độ ngắt kết nối sau sự cố ngừng hoạt động nghiêm trọng tại một trong những công ty hỗ trợ dịch vụ internet quan trọng nhất.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã thu hồi một phần lớn số tiền chuộc mà Colonial Pipeline đã chi ra vào tháng trước để lấy lại quyền truy cập vào các hệ thống máy tính của họ sau khi bị khóa bởi nhóm ransomware DarkSide.
Ngày 8/6, Lazada ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện IDEA – Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và Sở Công thương tỉnh Bắc Giang trong “Chương trình Hội nghị trực tuyến Xúc tiến tiêu thị vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021”.
Tại sự kiện dành cho nhà phát triển hàng năm (WWDC) của mình, Apple đã công bố các bản cập nhật mới cho iPhone, iPad, Mac và Apple Watch.
Việc Apple công bố iOS 15 đã mang đến một sự thay đổi mới mà công ty chưa từng thực hiện trước đây và được phản ánh chính thức trên các trang cập nhật phần mềm của Apple.
Apple từ lâu đã sử dụng FaceTime như một cách để thu hút mọi người vào hệ sinh thái của mình, nhưng sắp tới người dùng sẽ không cần iPhone, iPad hoặc Mac để tham gia vào mọi cuộc trò chuyện nữa.
Hồ bơi khổng lồ Blue Abyss được thiết lập có thể tích tương đương với 17 bể bơi cỡ Olympic, dùng để nghiên cứu các công nghệ dưới nước, thậm chí là đào tạo phi hành gia.