Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra quan điểm sơ bộ rằng Apple nắm giữ lợi thế không công bằng trong không gian phát trực tuyến nhạc so với các đối thủ cạnh tranh như Spotify.
Cơ sở của phát hiện này nằm ở cơ chế mua hàng trong ứng dụng của chính Apple, nơi công ty áp thuế 30% đối với thu nhập của đối thủ cạnh tranh thông qua App Store. Các tác động tiềm ẩn đối với Apple bao gồm khoản tiền phạt 10% doanh thu hàng năm của hãng, có thể lên tới 22,3 tỷ EUR (27 tỷ USD) nếu quyết định được thông qua.
Margrethe Vestager, người giữ chức Phó chủ tịch điều hành của EC đã cung cấp thông tin trên Twitter và Ủy ban cũng đã ban hành một tuyên bố báo chí riêng nêu chi tiết về các phát hiện. Theo các chi tiết, Ủy ban tin rằng “thuế Apple” 30% đã dẫn đến sự cạnh tranh méo mó và cuối cùng là giá đăng ký nhạc trong ứng dụng cao hơn cho người tiêu dùng.
“Các quy tắc của Apple bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phát nhạc trực tuyến bằng cách tăng chi phí của các nhà phát triển ứng dụng phát nhạc trực tuyến cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng trả giá cao hơn cho đăng ký nhạc trong ứng dụng của họ trên thiết bị iOS. Ngoài ra, Apple trở thành trung gian cho tất cả các giao dịch IAP và tiếp quản mối quan hệ thanh toán, cũng như liên lạc liên quan cho các đối thủ cạnh tranh”, EC tuyên bố.
Hơn 2 năm trước, Spotify đã đệ đơn khiếu nại chống lại sự cạnh tranh của Apple với cùng một lý do được mô tả trong tuyên bố mà EC đưa ra. Các ông lớn khác như Netflix và Epic Games cũng đã công khai phản đối mức thuế 30% của Apple cùng với nhiều nhà phát triển khác.
Apple vẫn khẳng định rằng số tiền thu từ thuế được sử dụng để duy trì App Store và quyền riêng tư và bảo mật nội dung của hãng. Bất chấp vị thế vững chắc của mình, Apple đã đạt được một số bước tiến trong việc giảm thuế xuống 15% cho các nhà phát triển có thu nhập dưới 1 triệu USD hàng năm. Một số dịch vụ phát trực tuyến video như Amazon Prime và Canal+ cũng có thể bỏ qua App Store và sử dụng các phương thức thanh toán thay thế cho từng bộ phim và chương trình truyền hình cho thuê.
Trước đó, Facebook đã lên tiếng mạnh mẽ cảnh báo các nhà đầu tư về “sóng gió” mới với Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple. Nhưng giờ đây, mạng xã hội này buộc phải chấp nhận và bắt đầu triển khai nhắc tùy chọn cho người dùng.
Thời gian đăng ký tham gia cuộc thi Solve For Tomorrow 2021 diễn ra từ ngày 15/4 đến 30/6/2021. Theo thông tin từ BTC, chỉ sau gần 2 tuần phát động, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà trường, quý phụ huynh và học sinh.
Dòng ổ cứng SSD NVMe M.2 NV1 được Kingston sản xuất dung lượng lưu trữ tối đa 2TB và vẫn sử dụng giao tiếp PCIe 3.0 x 4.
Một người đàn ông da màu đã lên TikTok để chia sẻ quan điểm của mình về cách ông tin rằng định kiến chủng tộc hiện diện trong trí tuệ nhân tạo (AI).
Bộ Kinh tế Đài Loan gần đây đã phủ nhận tin đồn rằng, TSMC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan) sẽ chuyển sản xuất chip sang Trung Quốc do hạn hán thiếu nguồn nước.
Theo một báo cáo gần đây, ứng dụng video ngắn của Trung Quốc TikTok sẽ thiết lập một trung tâm minh bạch thông tin và chịu trách nhiệm giải trình ở châu Âu.
Huawei đã sẵn sàng phóng hai vệ tinh thử nghiệm công nghệ 6G cùng với sự hợp tác của hai công ty Trung Quốc vào tháng 7 năm nay.
Ad Duplex đã phát hành báo cáo phiên bản Windows 10 đang sử dụng trong tháng 4 dựa trên 5.000 ứng dụng Microsoft Store với AdDuplex SDK v.2 trở lên và khoảng 70.000 người dùng.
Chính phủ Maldives đã tiết lộ kế hoạch về thành phố đảo nổi đầu tiên trên thế giới, nó sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2022. Công trình có tên gọi là Thành phố nổi Maldives (MFC) được tạo thành từ những dãy mê cung hình lục giác giống như tổ ong.
Đây là hoạt động đặc biệt ý nghĩa nằm trong khuôn khổ “Tuần lễ chuyển đổi số – Huế 2021”, tận dụng sự lan toả của video ngắn để quảng bá nét đẹp văn hóa, di sản Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Chiến dịch #HelloHue sẽ chính thức được khởi động trong quý II năm 2021.