Hãng an ninh Red Canary vừa thông báo có hơn 30.000 máy tính Macbook bị nhiễm phần mềm độc hại bí ẩn với tên gọi Silver Sparrow.
Theo trang tin CNN, các nhà nghiên cứu của công ty an ninh Red Canary cho biết phần mềm độc hại Silver Sparrow hiện đã lây nhiễm trên 30.000 máy tính Macbook, tuy nhiên vẫn chưa xác định được tác hại của phần mềm này. Về cơ bản, phần mềm Silver Sparrow đến thời điểm hiện tại không gây hại với thiết bị, không có bất kỳ hành vi nào như các phần mềm quảng cáo thông thường lây nhiễm trên hệ điều hành MacOS.
Các nhà nghiên cứu cho biết vẫn chưa tìm được cơ chế kích hoạt của phần mềm, đặc biệt là cơ chế tự huỷ vẫn chưa được kích hoạt. Đặc biệt cách thức lây nhiễm trên phần mềm này trên máy tính cũng là một bí ẩn mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra. Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết phần mềm Silver Sparrow lây nhiễm vào máy tính thông qua việc tìm kiếm các kết quả độc hại.
Silver Sparrow được cho là xuất hiện và lây nhiễm từ đầu năm 2020. Các dữ liệu trên trang Malwarebytes đến ngày 17/2/2021 đã có 29.139 máy tính Macbook bị nhiễm, tập trung ở Mỹ Anh, Canada, Pháp, Đức, lan rộng trên 153 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là phần mềm có khả năng gây hại nghiêm trọng dù vẫn chưa rõ mục đích của phần mềm. Nguyên do đây là phần mềm thứ 2 chứa mã nguyên bản chạy trên mã code chip M1 của Apple, phạm vi tiếp cận toàn cầu và khả năng lây nhiễm khá cao là những lý do những gì các nhà nghiên cứu lo ngại.
Apple cũng cho biết họ sẽ lưu ý các phần mềm Silver Sparrow bởi nó đang chú ý khi chạy trên nền chip M1. Hãng táo khuyết cũng đã thu hồi chứng chỉ bảo mật của nhà phát triển phần mềm này để ngăn chặn Silver Sparrow không thể tiếp tục cài vào lên bất kỳ máy Mac nào trong tương lai.
Silver Sparrow được tối ưu trên máy sử dụng chip M1 điều này không có nghĩa các máy sử dụng chip M1 là mục tiêu cụ thể vì phần mềm hoàn toàn có thể ảnh hưởng như nhau trên chip M1 và chip Intel. Apple kỳ vọng các phần mềm độc hại trên nền MacOS sẽ được loại bỏ khi Apple không còn sử dụng chip Intel trong tương lai gần.
Cách đây vài giờ, Facebook cho biết, họ sẽ dở bỏ lệnh cấm và khôi phục khả năng người dùng Úc chia sẻ liên kết các bài báo, tin tức trên nền tảng ứng dụng này, sau một thỏa thuận mới nhất vừa được xác lập.
Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla, Elon Musk vừa công bố những hứa hẹn hấp dẫn dành cho dịch vụ internet vệ tinh Starlink của mình.
Facebook đã phản công Úc vào tuần trước, cấm các tổ chức tin tức nước này đăng các liên kết đến bài đăng của họ, đồng thời chặn người dùng chia sẻ các liên kết bài báo trên nền tảng nền tảng mạng xã hội này sau khi chính phủ Úc đề xuất luật yêu cầu Facebook phải trả tiền cho các nhà xuất bản. Các chuyên gia nói gì về cuộc chiến phí này?
Dòng card đồ họa dành riêng cho giới đào tiền ảo sẽ gồm 4 dòng sản phẩm 30HX, 40HX, 50HX và 90HX. Tất cả đều được phát triển với bộ xử lý đồ họa hoàn toàn mới được NVIDIA gọi là CMP (Cryptocurrency Mining Processor – Bộ xử lý Khai thác Tiền điện tử).
Những tính năng chụp ảnh Single Take, Object eraser, Multi Mic Recording hay chế độ chế độ Eye Comfort Shield vốn chỉ xuất hiện trên dòng flagship Galaxy S21 sẽ có mặt trên các dòng smartphone thế hệ cũ của Samsung thông qua bản cập nhật hệ điều hành One UI 3.1.
Tại triển lãm MWC Thượng Hải 2021 diễn ra từ ngày 23-25/2, OPPO sẽ triển lãm ý tưởng công nghệ sạc toàn cầu mới nhất, những thành tựu về 5G và cải tiến công nghệ sạc không dây của hãng.
Lệnh cấm từ chính phủ Mỹ đối với Huawei đã khiến công ty này thực sự gặp khó khăn, doanh số smartphone giảm mạnh, buộc công ty phải thay đổi hình thức kinh doanh.
Vài thông tin nội bộ cho thấy, Apple có thể đã ủy quyền cho LG thiết kế và sản xuất một tấm nền OLED có thể gập lại dành cho một nguyên mẫu chiếc iPhone màn hình gập.
Có thể thấy, kể từ khi ba nhà sản xuất Xiaomi, Lenovo và Honor liên tiếp phát hành điện thoại toàn màn hình trượt ( MIX 3, Z5 Pro và Magic 2) vào năm 2018, nhưng kiểu thiết kế này sau đó đã hoàn toàn biến mất từ năm 2019 đến nay. Vì sao vậy?
Facebook cho biết, họ đang gắn nhãn các bài đăng về biến đổi khí hậu ở Anh với biểu ngữ đưa người dùng đến Trung tâm Thông tin khoa học khí hậu mà Facebook đã ra mắt vào năm ngoái. Và điều này sẽ được áp dụng ở nhiều quốc gia khác.