Chiều 30/12, trong khuôn khổ “Hội nghị sơ kết một năm vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trao bằng khen cho 10 đơn vị ngân hàng, trung gian thanh toán ghi nhận nỗ lực của các đơn vị trong việc kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020, trong đó có các tên nổi bật như MoMo, Payoo.
Theo đó, 10 ngân hàng và trung gian thanh toán được nhận bằng khen, bao gồm: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank); Tổng Công ty Truyền thông (VNPT Media); Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (Payoo); Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia (NAPAS); Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (MoMo), Công ty Cổ phần Ngân lượng (Ngân Lượng).
Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) chính thức được khai trương vào ngày 9/12/2019, nhằm cung cấp thông tin về các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Sau 1 năm đi triển khai, đã có 84 bộ, ngành, cơ quan, địa phương tích hợp, đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính với Cổng DVCQG, trong đó có 19 bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 63/63 địa phương; Có 2.700 thủ tục hành chính đã được tích hợp; 412 nghìn tài khoản cá nhân, doanh nghiệp đăng ký; Hơn 100 triệu lượt truy cập; 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; 719 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến.
Đặc biệt, đã có 54/63 địa phương, 14 bộ, ngành, cơ quan hoàn thành kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến với Cổng DVCQG; Tổng số giao dịch qua hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng có sự tăng trưởng cao, trên 45,7 nghìn giao dịch. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Payoo thông tin mình là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia kết nối dịch vụ thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thông qua cổng thanh toán Payoo, người dân có thể truy cập vào mục thanh toán trực tuyến và thanh toán tất cả các dịch vụ: Nộp thuế thu nhập cá nhân; Thanh toán vi phạm giao thông; Thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công; Đóng BHXH tự nguyện, Đóng và gia hạn BHYT; Thanh toán lệ phí trước bạ,… qua các hình thức: Thẻ nội địa (28 ngân hàng), thẻ quốc tế (VISA, Mastercard, JCB), thanh toán QR (ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Payoo, Moca, Zalopay).
Trong khi đó, MoMo cho biết, sau 1 năm, hợp tác giữa Ví MoMo và Cổng DVCQG, số lượng giao dịch thành công qua MoMo chiếm 40% trên tổng số lượng giao dịch trực tuyến của Cổng DVCQG. Doanh thu qua Ví MoMo chiếm hơn 20% trên tổng doanh thu thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, số lượng giao dịch và doanh thu thanh toán bằng Ví MoMo tăng đột biến (tăng 3 lần so với thời gian trước).
Hiện Văn phòng Chính phủ và các Sở ban ngành, trung tâm hành chính công và các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán cũng đang tích cực phối hợp đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hạ tầng công nghệ và quy trình vận hành để mang đến cho khách hàng trải nghiệm thanh toán tốt nhất. Đồng thời, các đơn vị cũng liên tục phối hợp truyền thông để dần thay đổi thói quen thanh toán dịch vụ công của người dân cả nước sang thanh toán trực tuyến.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo nên những thay đổi lớn ở quy mô chưa từng có do sự dịch chuyển của một số yếu tố như cải tiến công nghệ, đặc tính sản xuất và môi trường làm việc. Làn sóng chuyển đổi diễn ra trên toàn cầu và ở hầu hết các ngành trọng yếu. Tại Việt Nam, chiến lược chuyển đổi sang nhà máy thông minh đã và đang làm thay đổi diện mạo ngành sản xuất theo hướng tích cực hơn bao giờ hết.
Hệ thống thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng (Hệ thống thu phí tự động không dừng) có tên gọi ePass đã chính thức được đưa vào vận hành.
Nam Định là tỉnh thành 55/63 sử dụng Zalo để tương tác với người dân khi vừa chính thức ký kết triển khai sử dụng Zalo trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Giải pháp tiếp thị số D-OOH dù mang lại nhiều lợi ích và có doanh thu lớn thế nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo cũng gặp khá nhiều khó khăn khi muốn triển khai giải pháp tiếp thị số này.
Ngày 21/12/2020, Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) phối hợp với Công ty Cổ phần Ứng dụng PKH đã ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong việc triển khai Giải pháp đặt khám trực tuyến MedPro với tên ứng dụng là “Bệnh viện Lê Lợi”.
Tại Zalo AI Summit lần 4 diễn ra tại TPHCM ngày 20/12, trợ lý Tiếng Việt Kiki do Zalo AI phát triển đã chính thức ra mắt và được trình diễn trên dòng xe cao cấp Maserati Levante và loa thông minh.
Tại Hội thảo và Triển lãm thường niên Internet Day 2020 chủ đề “Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số”, TGĐ VNG đã tiết lộ chuyện mình cũng bị lộ lọt thông tin và mạng xã hội nghe lén để thấy việc cần thiết của xây dựng một Luật bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư làm nền tảng phát triển kinh tế số.
Đó là chủ đề của Zalo AI Summit lần 4 sẽ được tổ chức tại TPHCM vào ngày 20/12 tới đây
TNEX là nền tảng ngân hàng thuần số và hệ sinh thái dành cho Chủ cửa hàng và Người tiêu dùng đầu tiên tại Việt Nam được bảo trợ bởi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN có nội dung bao gồm các sửa đổi, bổ sung về quy định mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC), trong bối cảnh đó, Payoo cũng chính thức giới thiệu giải pháp Định danh điện tử (eKYC) toàn diện cho các ngân hàng, ví điện tử và các tổ chức tài chính.