Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức xác nhận việc tập đoàn được lựa chọn để tham gia liên doanh cho giấy phép viễn thông thứ 4, và là giấy phép cuối cùng tại Myanmar, nằm trong số 2 giấy phép dành cho doanh nghiệp trong nước.
Trong lần thuyết trình trước chính phủ Myanmar vào cuối tháng 3/2016, liên doanh Viettel tại Myanmar cho biết sẽ dự kiến cùng đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ để xây dựng một mạng viễn thông hiện đại, rộng khắp toàn đất nước Myanmar, phủ tới gần 95% dân số trong vòng 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển nhanh về dữ liệu data và CNTT tại Myanmar, Viettel sẽ xây dựng mạng lưới dựa trên công nghệ 3G tần số 900Mhz và 2100 Mhz. Viettel cũng sẽ nhanh chóng cung cấp dịch vụ 4G trên dải tần 1800Mhz nếu được chính phủ Myanmar cấp phép bổ sung vào cuối năm nay.
Theo công bố của chính phủ Myanmar trong thư chào thầu, hiện tại tỉ lệ sử dụng smartphone tại đất nước này đã đạt trên 60%. Với tốc độ phát triển kinh tế tốt, tăng trưởng GDP trên 8% hàng năm, Myanmar sẽ có tốc độ phát triển về data tương ứng, đặc biệt có tới 80% người dân lựa chọn máy điện thoại thông minh smartphone khi mua máy.
Chính phủ Myanmar quy hoạch tất cả 4 giấy phép viễn thông, trong đó 2 giấy phép dành cho công ty tư nhân nước ngoài và 2 giấy phép dành cho doanh nghiệp trong nước. Theo thông báo chính thức từ chính phủ Myanmar, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã được lựa chọn để tham gia liên doanh cho giấy phép viễn thông thứ 4, và là giấy phép cuối cùng tại Myanmar, nằm trong số 2 giấy phép dành cho doanh nghiệp trong nước.
Hai đơn vị được chỉ định đàm phán liên doanh với Viettel, sẽ chiếm 51% cổ phần, bao gồm một công ty trung gian địa phương (SPV) là The Myanmar National Holding Public Limited và một công ty nhà nước là Star High Public Company Limited. Việc liên doanh với các công ty địa phương đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp Viettel thuận lợi thâm nhập thị trường cũng như mau chóng xây dựng một mạng viễn thông rộng khắp đáp ứng nhu cầu đúng của người dân Myanmar.
Viettel cho biết sẽ nhanh chóng thực hiện các thủ tục đàm phán liên doanh cũng như chuẩn bị các phương án tài chính kĩ thuật và kinh doanh cần thiết cho dự án. Nếu được cấp phép thành công, Viettel sẽ lan tỏa kinh nghiệm đầu tư viễn thông của mình trên 10 quốc gia trên thế giới tới Myanmar.
Viettel với chiến lược phổ cập viễn thông cho mọi người đã được kiểm chứng qua vị trí nhà mạng dẫn đầu tại các thị trường mới nổi như Campuchia (Metfone), Lào (Unitel), Đông Timor (Telemor), Mozambique (Movitel), và Burundi (Lumitel).
Viettel hiện sở hữu gần 15 giải thưởng quốc tế uy tín về kinh doanh và viễn thông, từ các tổ chức quốc tế với các danh hiệu như: Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, Nhà mạng có giải pháp tốt nhất, Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất tại các nước đang phát triển, Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực di động…
Các thương hiệu của Viettel tại ASEAN cũng đã được đánh giá các thương hiệu viễn thông dẫn đầu theo danh sách của Brand Finance, công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong đó Unitel tại Lào là thương hiệu hoạt động hiệu quả nhất khu vực ASEAN, với giá trị tăng 106% so với năm trước đó. Metfone tại Campuchia cũng được đánh giá là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Campuchia.
Ô Lâu
Tuy chỉ xếp hạng 169 theo báo cáo mới nhất trong tháng 4/2016 của Brand Finance về những thương hiệu viễn thông giá trị lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Top 20 Most Valuable ASEAN Telecom Brands 2016), so với Viettel Telecom xếp thứ 128, và VinaPhone hạng 200 nhưng Mobifone lại có giá trị thương hiệu tăng 76% so với việc bị giảm điểm của 2 nhà mạng còn lại.
Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Lazada thông báo việc Alibaba đã ký kết thỏa thuận đầu tư sở hữu cổ phần kiểm soát vào Lazada. Giao dịch bao gồm khoản đầu tư 500 triệu USD vào vốn chủ sở hữu mới phát hành của Lazada và mua lại cổ phần của một số cổ đông của Lazada, tổng giá trị đầu tư của Alibaba là khoảng 1 tỷ USD.
Ngày 10/4/2016, vòng chung kết cuộc thi “Chơi vui robot – Học tốt Pascal” lần IV năm 2016 đã diễn ra sôi động tại trường SaigonTech (trong Công viên Phần mềm Quang Trung, Q. 12, TP. HCM).
Từ ngày 8/4/2016, Viettel cung cấp gói cước DK3 giúp khách hàng được miễn phí tất cả các cuộc gọi đến 5 số di động Viettel (tối đa 10 phút/cuộc).
Vietnamobile vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sang công ty Cổ phần (JSC).
Eugene Kaspersky, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Kaspersky Lab vừa được bổ nhiệm là thành viên Hội đồng Tư vấn Quốc tế của chương trình Nghiên cứu và Phát triển an ninh mạng quốc gia tại Singapore.
Với cách quảng bá về các đầu số di động mới, có thể thấy, người ta đang cố gắng đẩy lên cao các giá trị mang đầy màu sắc mê tín và người dùng đang trả tiền cho những điều mơ hồ nằm trong tâm lý chung về một giai đoạn mà các hoạt động tâm linh đang biến dạng.
Bản đo lường và khảo sát của Google tại Việt Nam vừa công bố một vài số liệu khá thú vị: trung bình mỗi ngày một người sẽ cầm điện thoại lên và xem khoảng 150 lần (tức hơn 10 lần/giờ, chủ yếu để kiểm tra tin nhắn/email và vào mạng xã hội), 60% người ngủ cùng với điện thoại, và 18% người cho rằng thà không tắm còn hơn không được sử dụng điện thoại trong một tuần.
Samsung Vina vừa công bố, sau gần 2 tuần trình làng đến người tiêu dùng Việt, 76% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn màn hình cong Galaxy S7 edge so với Galaxy S7. Trong khi đó, theo ước tính, đã có gần 10 triệu máy Galaxy S7/S7 edge được bán ra trên thế giới.
Sinh viên ngành CNTT ra trường muốn được tuyển dụng, có mức lương cao và thăng tiến trong công việc cần học chuyên sâu ngành mình đang học, tránh học lan man, không ngừng nâng cao ngoại ngữ và rèn luyện kỹ năng mềm ngay khi còn trên ghế nhà trường… Những lời khuyên tuy không mới nhưng vẫn luôn có giá trị và tạo động lực lớn đối với các bạn sinh viên.