Cùng với xu hướng chuyển đổi số hóa, sự bắt đầu vào cuộc thương mại hóa mạng di động kết nối tốc độ cao 4G/LTE, ngành CNTT-TT Việt Nam năm 2016 được dự báo sẽ thay đổi mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sự cạnh tranh khốc liệt của những “ông lớn”
Theo tập đoàn Tư vấn Frost & Sullivan, doanh thu ngành CNTT-TT được dự đoán sẽ đạt 55 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 35% trong năm 2016 sau khi tăng mạnh trong năm 2015. Dự đoán này dựa trên cơ sở các doanh nghiệp CNTT-TT hàng đầu của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam tìm kiếm cơ hội phát triển ở các thị trường mới.
Thị trường viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tích cực với sự cạnh tranh khốc liệt hơn của ba nhà mạng hàng đầu Viettel, Vinaphone và MobiFone, đặc biệt khi năm 2016 sẽ bắt đầu cuộc chơi kết nối băng thông tốc độ cao 4G/LTE. Các nhà mạng đều hiểu rằng, năm 2016 sẽ là năm bản lề hết sức quan trọng để phát triển dịch vụ 4G, nhà mạng nào thu hút được nhiều khách hàng hơn vào năm 2016 sẽ có lợi thế để phát triển mạng lưới khách hàng và dịch vụ 4G/LTE về sau. Nếu giá của dịch vụ mới 4G không đắt hơn quá nhiều so với dịch vụ 3G, Frost & Sullivan dự đoán sẽ có từ 10-15% người sử dụng dịch vụ 3G hiện tại chuyển sang dùng 4G/LTE, tương ứng với khoảng 3-5 triệu người dùng mới.
Về mảng điện thoại, Frost & Sullivan dự đoán năm 2016, tổng số lượng điện thoại thông minh (smartphone) sẽ lấn lướt thị phần dòng điện thoại phổ thông (feature phone). Sự tăng trưởng của dòng điện thoại thông minh tại Việt Nam trong thời gian qua được giải thích bởi lý do giá thành của dòng sản phẩm này ngày càng giảm với sự tham gia của các thương hiệu không chỉ của Việt Nam như Viettel, Mobiistar mà còn của quốc tế như Xiaomi, Lenovo, Samsung, Huawei, Asus và gần đây là sự tham gia của Wiko, Obi, Mizu…
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương về tốc độ tăng trưởng của người sử dụng điện thoại thông minh. Frost & Sullivan lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp bán lẻ cần chú ý điều này và tập trung đầu tư vào việc kinh doanh qua nền tảng điện thoại di động. Doanh nghiệp nào sớm nắm bắt được sự thay đổi này sẽ có cơ hội rất tốt cho việc tiếp cận, chào bán và chăm sóc khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào các kênh kinh doanh truyền thống. Các doanh nghiệp cần chú ý và hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội (social network) như Facebook, Instagram và các công cụ quảng cáo số (digital marketing) trong việc khuyến mãi, tiếp cận khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu.
Thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam cũng sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng vào năm 2016. Khả năng sẽ có thêm những thương hiệu thương mại điện tử quốc tế thâm nhập vào Việt Nam và cũng sẽ có không ít doanh nghiệp đang hoạt động sẽ từ bỏ cuộc chơi khốc liệt này. Sự chính thức tan rã của Deca.vn, Foodpanda.vn, Beyeu.com… thời gian qua đã phần nào cho thấy sự khắt nghiệt của thị trường này. 2016 cũng được dự đoán là năm cạnh tranh khốc liệt nhất của các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm kinh doanh taxi như Grabtaxi và Uber, cũng như với các hãng taxi truyền thống.
Các ứng dụng trên nền công nghệ Internet của vạn vật (Internet of Things – IoT) sẽ tiếp tục tạo những dấu ấn nhất định trên thị trường CNTT-TT Việt Nam. Trên nền tảng hỗ trợ của bốn trụ cột công nghệ là mạng xã hội (Social), công nghệ di động (Mobility), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) và điện toán đám mây (Cloud), IoT được dự báo sẽ đem lại một kỷ nguyên số mới bùng nổ cả về số lượng kết nối cũng như các dịch vụ, ứng dụng trên nền Internet, tạo động lực mạnh mẽ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
So với các thị trường láng giềng như Singapore và Malaysia, thị trường IoT Việt Nam hiện đang vẫn là một con số khá khiêm tốn (thị trường Malaysia hiện đang hơn 40 triệu đô la Mỹ). Tuy nhiên không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ cơ hội nghiên cứu đưa ra các sản phẩm, dịch vụ giúp họ quản lý, khai thác và kết nối với người tiêu dùng một cách tốt hơn. Nền tảng dịch vụ công nghệ Internet của vạn vật sẽ là điểm đột phá mới của lĩnh vực CNTT-TT Việt Nam, các doanh nghiệp CNTT-TT nên dành sự quan tâm nhất định cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng mới này – Frost & Sullivan kết luận.
Từ mua sắm đến thuê dịch vụ
Trao đổi thêm cùng Thế Giới Số về xu hướng phát triển của CNTT-TT Việt Nam 2016, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT nhận định, CNTT Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng từ mua sắm CNTT, đầu tư triển khai hệ thống đầu tư lớn sang cho thuê dịch vụ. Sự dịch chuyển này đi cùng với xu hướng chung của thị trường CNTT trên thế giới. Sự thay đổi đó có tác động không nhỏ đến cách thức kinh doanh của các công ty CNTT-TT.
Cụ thể, thay vì lập các dự án mua bán CNTT, các công ty sẽ chuyển sang mô hình đầu tư xây dựng các hệ thống để cho thuê. Với cách thức kinh doanh mới này, các sản phẩm dịch vụ mà công ty CNTT đưa ra sẽ phải tối ưu hơn rất nhiều vì hiệu quả của sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. FPT là một trong những doanh nghiệp CNTT đi tiên phong trong xu hướng cho thuê dịch vụ CNTT với các dự án tiêu biểu như cung cấp Hệ thống bán vé điện tử cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bằng hình ảnh trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đoạn Nội Bài – Phú Thọ), Phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế…
Hiện công nghệ thế giới đang phát triển theo xu hướng S.M.A.C (Social, Mobility, Analytic, Cloud) và IoT (vạn vật kết nối). Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này và chúng ta đang đi gần kịp với sự dịch chuyển của thế giới. Các ứng dụng CNTT ngày càng đi sâu, sát hơn vào các ngành nghề nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động của mỗi người. Các mô hình nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh… đang triển khai ở Việt Nam là những ví dụ điển hình.
Tiềm năng của thị trường CNTT-TT tại các quốc gia đang phát triển còn mới ở giai đoạn sơ khai cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nghiệp CNTT –TT thuộc quốc gia nào (bao gồm cả Việt Nam) trong thời gian tới. Nhiều nước mức độ ứng dụng CNTT còn đi sau Việt Nam, các hệ thống CNTT lớn cấp quốc gia, cấp ngành chưa được triển khai (như hệ thống Cấp phát ngân sách-kho bạc, hệ thống Thuế tích hợp, hệ thống Hải quan điện tử, hệ thống Giao thông thông minh, hệ thống Điện lưới thông minh..). Có những nước chính phủ họ có chiến lược xây dựng đất nước họ thành “quốc gia số”, nên trong vòng 5 năm tới chính phủ chi đến 2 tỷ USD cho CNTT. Ngoài nguồn vốn trong nước, còn các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, Jaca, KOICA…
Công nghệ thay đổi rất nhanh, các xu hướng mới như IoT, S.M.A.C theo các chuyên gia thậm chí đã không còn gọi là xu hướng nữa mà đang trở thành những làn sóng tràn vào. Vì vậy các doanh nghiệp CNTT luôn phải sẵn sàng thay đổi để thích ứng với xu thế chung, nhất là chuẩn bị thật tốt nguồn lực. Chính sách tốt, môi trường sáng tạo sẽ là những nhân tố quan trọng thu hút nhân lực CNTT.
Nếu năm 2015 Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi nổi của các startup công nghệ thì tinh thần này được dự báo sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới, đặc biệt khi những chính sách ưu đãi dành cho các startup sẽ được cụ thể hóa – ông Lê Hồng Việt cho biết.
Bạch Đông
Trong hội nghị phân tích bảo mật 2016 diễn ra vào đầu tháng 2 tại Tây Ban Nha, Kaspersky Lab đã công bố nghiên cứu quan trọng về 3 mối đe dọa thường trực cấp cao APT: Metel+, Adwind và Poseidon nhắm vào nhiều tổ chức, đặc biệt là những tổ chức tài chính.
Hiện nay, với sự phổ biến của mạng di động 3G và sự bùng nổ của các dịch vụ thanh toán trực tuyến, dù bạn ở nhà, hay lang thang du lịch giữa chốn đèo cao, rừng sâu, thậm chí đang lênh đênh ngoài biển khơi thì vẫn có thể dễ dàng. Mua thẻ điện thoại online, thẻ game, mua hàng online từ nước ngoài bằng Visa ảo chỉ bằng vài cú nhấp chuột . Vấn đề là chọn website thanh toán nào vừa bảo đảm an toàn dịch vụ, vừa đơn giản sử dụng. Website thanh toán đa dịch vụ iPay.vn là một trong số những lựa chọn thông minh đó.
VNPT VinaPhone sẽ cung cấp ra thị trường dải số đầu tiên – 0888xxxxxx – bắt đầu từ ngày 07/03/2016, sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép khai thác đầu số thuê bao 10 số 088.
Từ ngày 23- 26/2/2016 chương trình “Chợ Xuân Online” với nhiều sản phẩm nóng và siêu rẻ sẽ được bán trên trang trang mua sắm trực tuyến Lazada.vn.
Viettel là đơn vị duy nhất của Việt Nam sẽ tham gia triển lãm tại Hội nghị di động thế giới Mobile World Congress 2016 (MWC) diễn ra từ ngày 22 – 25/2/2016 tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Lần thứ 3 trong vòng 5 năm, Kaspersky Internet Security được xếp hạng cao nhất cho hiệu suất sản phẩm trong báo cáo thường niên của trung tâm kiểm tra độc lập AV-Comparatives. qua 8 bài kiểm tra nghiêm ngặt trong năm 2015, giải pháp nổi bật dành cho người dùng gia đình của Kaspersky Lab đạt thứ hạng cao nhất trong 21 sản phẩm an ninh cho hệ điều hành Windows tham gia bài kiểm tra.
Qualcomm đã mở rộng hệ sinh thái cho cho nền tảng Qualcomm® Snapdragon™ Wear thế hệ tiếp theo với sự tham gia của ba nhà sản xuất thiết bị gốc (ODMs) mới là Borqs, Compal Electronics Inc và Infomark. Sự kết hợp này sẽ mở ra việc dễ dàng cung cấp các thiết kế tham chiếu dựa trên các công bố gần đây của Snapdragon Wear 2100 System-on-Chip (SoC).
TRENDnet®, công ty chuyên về cung cấp các giải pháp mạng tổng thể cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thiết lập quan hệ đối tác phân phối với Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld) tại Việt Nam ngày 16/2/2016.
Huawei vừa công bố đã tiêu thụ được hơn 10 triệu chiếc điện thoại Huawei P8 Lite chỉ trong 9 tháng kể từ ngày ra mắt tại thị trường châu Âu vào cuối mùa xuân 2015.
LG Electronics (LG) đã tung ra nhiều dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu LG SIGNATURE tại triển lãm công nghệ InnoFest 2016 đang diễn ra tại Seoul Hàn Quốc từ ngày 16 -18/2/2016.