IBM vừa công bố lộ trình điện toán lượng tử mới nhất của mình, trong đó bao gồm kế hoạch cải thiện triệt để hiệu suất của bộ xử lý lượng tử lên 41 lần vào năm 2023.
IBM cho biết, hiện tại hãng có hơn hai chục máy tính lượng tử ứng dụng nền tảng đám mây và sẵn sàng cho các thí nghiệm công khai. Các hệ thống này dựa trên bộ xử lý Quantum Canary 5 qubit và bộ xử lý Quantum Falcon 27 qubit của IBM. Ngoài ra, IBM còn có bộ xử lý Hummingbird lượng tử 65 qubit được cung cấp cho các thành viên Mạng Q của hãng.
Trong tương lai dài hạn, IBM có kế hoạch tăng hiệu suất của máy tính lượng tử lên hàng nghìn lần và tăng gấp đôi hiệu suất của các bộ xử lý lượng tử vào năm tới với bộ xử lý Quantum Eagle 127 qubit. Trên thực tế, bộ xử lý Eagle có nhiều cải tiến để vượt qua bước đột phá 100 qubit. Bộ vi xử lý này sử dụng công nghệ silicon trong suốt (TSV) và hệ thống dây điện đa cấp để tạo ra hiệu quả mật độ tín hiệu điều khiển khổng lồ trong khi bảo vệ các qubit trong một lớp riêng biệt để duy trì thời gian gắn kết cao.
Các nguyên tắc được phát triển cho bộ xử lý Falcon và Eagle sẽ cho phép IBM xây dựng hệ thống Quantum Osprey 433 qubit vào năm 2022. IBM dự kiến sẽ tung ra bộ xử lý Quantum Condor 1.121 qubit vào năm tới. Lộ trình phát triển của bộ xử lý Condor sẽ giải quyết một số thách thức khắt khe nhất trong cách mở rộng quy mô một máy tính lượng tử và sẽ mở ra cánh cửa cho các hệ thống quy mô lớn có hàng triệu qubit.
Để kích hoạt các hệ thống như vậy, IBM cũng đã chế tạo “siêu tủ lạnh” có khả năng pha loãng và đông lạnh có chiều cao 3 mét và rộng hơn 1.8 mét có tên mã là Goldeneye. Những chiếc tủ lạnh như vậy sẽ được sử dụng để chứa những cỗ máy lượng tử hàng triệu qubit mà IBM đã đưa vào lộ trình phát triển. IBM tin rằng những siêu máy tính lượng tử như vậy sẽ xuất hiện trong thập kỷ tới.
Thiết bị đeo này có thể giúp cảnh báo nâng cao về cơn động kinh sắp xảy ra, thông tin sẽ được gửi đến điện thoại thông minh tối đa một giờ trước, trước khi triệu chứng bắt đầu.
Đây là phiên bản kỷ niệm 43 năm “ngày giỗ” của chiếc máy tính Apple I huyền thoại.
Ngày 29/9, UBND TPHCM tổ chức lễ ra mắt Tổng đài khẩn cấp liên thông 113 – 114 – 115 theo mô hình hiện đại. Khi cần yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp, người dân chỉ cần gọi đến một trong ba đầu số sẽ nhận được sự giúp đỡ từ các ê kíp trực 24/7 của các cơ quan chức năng.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành ngày 15/9/2020 có đề cập tới việc “cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp, nhưng phải được giáo viên đồng ý”. Việc này nên hay không nên? Hiện có nhiếu ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, cũng có người phản đối.
Sự hợp tác của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center – NCSC) với các doanh nghiệp là điển hình đáng khích lệ về mối quan hệ chiến lược của các tổ chức công và tư để tạo ra một không gian mạng an toàn hơn.
Phương pháp xác thực sinh trắc học qua hình ảnh tĩnh mạch ngón tay 3D mới mang lại độ bảo mật tuyệt đối, độc quyền, vượt trội hơn hẳn các phương pháp tương tự đang có hiện nay.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy tính bảng Android chất lượng, thuận tiện cho việc di chuyển, cũng như hoạt động ngoài trời thì Samsung Galaxy Tab Active3 sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Mới đây, tài khoản Twitter của Nokia Mobile đã đăng tải hình ảnh chứa thông tin về lộ trình nâng cấp lên Android 11 cho các mẫu điện thoại Nokia trong thời gian tới.
Một con chuột lần đầu tiên đã giành được giải thưởng dân sự hàng đầu của tổ chức từ thiện Anh, cho sự dũng cảm khi đã tìm kiếm thành công bom mìn chưa nổ ở Campuchia.
Chung kết cuộc thi “Đấu trường AI – Reinforcement Learning” diễn ra vào tối 26/9, đội Black_Panther với ba sinh viên sinh đến từ đại học Khoa học Tự nhiên (TP.HCM) đã xuất sắc giành giải Nhất trị giá 100 triệu đồng.