Thiết bị đeo Epiness: dự báo cơn động kinh trước 1 giờ

Ảnh: @interestingengineering.

Thiết bị đeo này có thể giúp cảnh báo nâng cao về cơn động kinh sắp xảy ra, thông tin sẽ được gửi đến điện thoại thông minh tối đa một giờ trước, trước khi triệu chứng bắt đầu.

Động kinh là một tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, trong đó hoạt động của não trở nên bất thường, gây ra các cơn co giật hoặc mang hành vi, cảm giác bất thường và nặng hơn là mất nhận thức.

Thiết bị đeo Epiness: dự báo cơn động kinh trước 1 giờ - Epiness 1
Các cơn co giật động kinh bất ngờ không chỉ gây lo lắng, mà còn có thể dẫn đến chấn thương. Ảnh: @Depositphotos.

Tiến sĩ Hadar Ron, chủ tịch của NeuroHelp cho biết: “Hiện tại, có khoảng 30% bệnh nhân không dung nạp hiệu quả, đầy đủ với các loại thuốc, và điều này khiến họ lúc nào cũng sống với nỗi lo liên tục về những cơn co giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đối với những bệnh nhân như vậy, một thiết bị dự báo động kinh khả thi có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, giúp họ tránh được các chấn thương liên quan đến động kinh”.

Thiết bị đeo Epiness: dự báo cơn động kinh trước 1 giờ - Epiness 2
Ảnh: @Spectrum.ieee.

Tuy nhiên, các thiết bị cảnh báo động kinh có ở hiện tại lại chỉ có thể phát hiện cơn động kinh trong thời gian thực, nhưng không thể đưa ra cảnh báo nâng cao về cơn động kinh sắp xảy ra, mang lại nhiều bất lợi cho nhiều bệnh nhân. Chính vì thế mà hệ thống Epiness đã ra đời.

Được tạo ra bởi các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion ở Negev của Israel, hệ thống Epiness bao gồm hai phần – bộ phận điện cực EEG (điện não đồ) gắn trên da đầu theo dõi hoạt động điện trong não của họ, cùng một bộ chip xử lý được liên kết chạy dựa trên thuật toán công nghệ học máy được hỗ trợ AI.

Các thuật toán đó được hình thành sau khi thực hiện phương pháp phân tích, thống kê một tập dữ liệu điện não đồ lớn ở bệnh nhân động kinh. Từ đó, nó có thể giúp dự đoán khi nào bệnh nhân sắp bị động kinh hay không.

Thiết bị đeo Epiness: dự báo cơn động kinh trước 1 giờ - Epiness 3
Ảnh: @interestingengineering.

Bằng cách tìm hiểu mô hình nào thường xuyên xảy ra trong hoạt động điện não ngay trước cơn động kinh, các thuật toán cuối cùng có thể dự đoán sự khởi đầu của bệnh với tỷ lệ chính xác lên tới 97%.

Tiến sĩ Oren Shriki cho biết: “Các cơn co giật khiến bệnh nhân động kinh gặp nhiều nguy cơ bao gồm té ngã, bỏng và các chấn thương khác. Hiện tại không có thiết bị dự báo động kinh nào có thể cảnh báo bệnh nhân, và cho phép họ chuẩn bị cho những cơn co giật sắp tới. Vì vậy với hệ thống cho phép dự đoán chính xác về các cơn động kinh lên đến một giờ trước khi chúng xảy ra này sẽ giúp giảm thiểu các tình trạng trên.

“Chúng tôi tin tưởng rằng Epiness sẽ là một công cụ có giá trị trong việc quản lý bệnh động kinh kháng thuốc” – Tiến sĩ Oren Shriki cho biết thêm.

Thiết bị đeo Epiness: dự báo cơn động kinh trước 1 giờ - Epiness 1
Ảnh: @interestingengineering.

Hiện tại, hệ thống công nghệ Epiness đã được cấp phép chuyển giao cho công ty NeuroHelp của Ben-Gurion, và công ty này có nhiệm vụ nâng cấp cũng như hoàn thiện hệ thống trước khi cho sản xuất thương mại ra thị trường thiết bị y tế. Đồng thời, các thử nghiệm lâm sàng sẽ được tiến hành trên người vào cuối năm nay.

Hiện tại, cũng có một tập đoàn của Đức đang nghiên cứu tai nghe giúp dự đoán các cơn động kinh, bằng cách theo dõi tốc độ vận mạch trong não người đeo.

Theo Med-technews

Có thể bạn quan tâm
iPhone 12 chưa ra đã có phiên bản hạng sang giá hơn 200 triệu đồng

Đây là phiên bản kỷ niệm 43 năm “ngày giỗ” của chiếc máy tính Apple I huyền thoại.

Ra mắt Tổng đài khẩn cấp liên thông 113 – 114 – 115, người dân chỉ cần gọi đến 1 số

Ngày 29/9, UBND TPHCM tổ chức lễ ra mắt Tổng đài khẩn cấp liên thông 113 – 114 – 115 theo mô hình hiện đại. Khi cần yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp, người dân chỉ cần gọi đến một trong ba đầu số sẽ nhận được sự giúp đỡ từ các ê kíp trực 24/7 của các cơ quan chức năng.

Từ thiết bị đến nền giáo dục số

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành ngày 15/9/2020 có đề cập tới việc “cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp, nhưng phải được giáo viên đồng ý”. Việc này nên hay không nên? Hiện có nhiếu ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, cũng có người phản đối.

Tham gia “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” cùng Bộ TT-TT

Sự hợp tác của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center – NCSC) với các doanh nghiệp là điển hình đáng khích lệ về mối quan hệ chiến lược của các tổ chức công và tư để tạo ra một không gian mạng an toàn hơn.

Xác thực sinh trắc học 3D dựa trên tĩnh mạch ngón tay: không thể giả mạo

Phương pháp xác thực sinh trắc học qua hình ảnh tĩnh mạch ngón tay 3D mới mang lại độ bảo mật tuyệt đối, độc quyền, vượt trội hơn hẳn các phương pháp tương tự đang có hiện nay.

Samsung sắp tung “nồi đồng cối đá” Galaxy Tab Active3

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy tính bảng Android chất lượng, thuận tiện cho việc di chuyển, cũng như hoạt động ngoài trời thì Samsung Galaxy Tab Active3 sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Chiếc Nokia chỉ hơn 1 triệu đồng nhưng sẽ được lên đời Android 11 sớm nhất

Mới đây, tài khoản Twitter của Nokia Mobile đã đăng tải hình ảnh chứa thông tin về lộ trình nâng cấp lên Android 11 cho các mẫu điện thoại Nokia trong thời gian tới.

Chuột Magawa giành giải anh hùng động vật vì rà soát được bom mìn chưa nổ

Một con chuột lần đầu tiên đã giành được giải thưởng dân sự hàng đầu của tổ chức từ thiện Anh, cho sự dũng cảm khi đã tìm kiếm thành công bom mìn chưa nổ ở Campuchia.

Đại học KHTN TP.HCM giành ngôi quán quân “Đấu trường AI”

Chung kết cuộc thi “Đấu trường AI – Reinforcement Learning” diễn ra vào tối 26/9, đội Black_Panther với ba sinh viên sinh đến từ đại học Khoa học Tự nhiên (TP.HCM) đã xuất sắc giành giải Nhất trị giá 100 triệu đồng.

HP truy lùng và tiêu hủy 12.800 trang bán hàng mực in giả trực tuyến

HP đã thu giữ một số lượng lớn hàng giả với tổng giá trị lên đến 2,5 triệu đô la Mỹ và tiêu hủy trên 12.800 trang web bán hàng giả trực tuyến trong 8 tháng qua ở Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.