OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung

Khác với dịch vụ truyền hình IPTV vốn đòi hỏi nhiều đầu tư về hạ tầng cũng như các biện pháp kỹ thuật mạng, truyền hình OTT đang bùng lên nhanh chóng với hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ. Trong cuộc đua ấy, với các nhà cung cấp dịch vụ lớn, sau cuộc cạnh tranh về hạ tầng, đường truyền, câu chuyện tiếp theo sẽ là cuộc chiến nội dung.


Không kể đến hàng ngàn OTT truyền hình trôi nổi trên mạng chủ yếu dùng để truyền tải lậu các trận bóng đá và chèn vào hàng đống quảng cáo, có khi đi kèm là cả các phần mềm độc hại, malware, spyware… để thu lợi thì cuộc chiến còn lại vốn chỉ dành cho các “ông lớn”. Vì để có một OTT đ phương tiện hấp dẫn, nhà cung cấp ứng dụng cần có mức độ đầu tư về máy chủ, tốc độ đường truyền, hệ thống điện toán đám mây… Bên cạnh đó, là các bản quyền truyền hình và chi phí cho các nội dung độc, lạ trả cho những nhà chuyên tạo nội dung. Tất cả điều ấy đòi hỏi một sức đầu tư không nhỏ. Ông Nguyễn Hòa Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Dịch vụ (trực thuộc VASC) cho biết “Với 40 cụm server mạnh đặt tại 40 tỉnh thành trên cả nước (và đang lắp đặt server ở 23 tỉnh thành còn lại) cùng công nghệ Adaptive Bitrate, MyTV Net nhận biết được thiết bị người xem để lựa chọn luồng tín hiệu và độ phân giải phù hợp, giúp khách hàng có thể xem dịch vụ với chất lượng tốt và ổn định nhất, tránh tối đa hiện tượng giựt hình, đứng hình do băng thông thấp”. FPT Telecom cũng cho biết họ đã đầu tư khá lớn vào các trạm máy chủ, đường truyền… giúp ứng dụng hoạt động mượt mà, không bị mất tín hiệu nên cho đến giờ họ vẫn là OTT được người dùng ưa chuộng nhất và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cho đến nay, có thể điểm ra các OTT truyền hình-đa phương tiện nổi bật như MyTV Net của VNPT, FPT Play của FPT, ZingTV của VNG, VTV Plus của VTV Cab, VTC Play của VTC… 

MyTV Net cho biết đã có hơn 500.000 thuê bao đăng ký và sử dụng. MyTV Net cung cấp hơn 75 kênh truyền hình trong và ngoài nước cũng như nhiều phim lẻ, phim bộ, tất cả đều là nội dung có bản quyền. FPT Play hiện cung cấp hơn 100 kênh truyền hình, kho phim phong phú, các chương trình giải trí, clip hài… được cập nhật thường xuyên và bám sát xu hướng người dùng. Với mục tiêu hướng về giới trẻ, Zing TV chú trọng đến các nội dung giải trí mang tính thời thượng cao. Hầu hết các OTT này đều có thể chạy trên cả hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone đến các dòng TV thông minh như Sony, Samsung hay LG (công nghệ Multi Screen Platform). Sau khi chinh phục các màn hình nhỏ như điện thoại, máy tính bảng… các nhà OTT này đang chuyển hướng chú ý đến các màn hình lớn hơn như tivi. Như FPT Play vừa có thỏa thuận để có mặt trên các dòng tivi thông minh của Sony bán ra tại thị trường Việt Nam như một ứng dụng mặc định. Với OTT này và đường truyền internet ổn định, người dùng hoàn toàn có thể thưởng thức truyền hình, giải trí với phim ảnh, clip, game theo cách mới nhất mà không cần phải ký kết một hợp đồng với bất cứ nhà đài nào. Các ứng dụng như ZingTV cũng đã có mặt trên các tivi thông minh Samsung khá lâu trước đây.
 


OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung - 01
Các kênh truyền hình và phim truyện là nội dung được ưa thích trên các OTT Truyền hình


Với mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn và cả OTT “lậu” như thế, việc gom người dùng càng nhiều càng tốt khiến các OTT này hiện đang hoàn toàn miễn phí dù có rất nhiều lợi ích so với truyền hình thông thường. Đến nay, chỉ có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT là VTVcab với VTV Plus và VNPT với MyTV Net thu phí người dùng. Được biết, ngoài gói miễn phí (xem 45 kênh), MyTV Net có gói thu phí với 1.000 đồng/ngày.

Theo ý kiến của nhiều  người, xu thế của truyền hình OTT sẽ là truyền hình tương tác, truyền hình đa phương tiện và cá thể hóa nội dung hiển thị, đây là một xu thế không thể đảo ngược. Ước tính, đang có hơn 4 triệu kiều bào sinh sống và làm việc tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 98% tập trung ở 21 nước thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Với kiều bào, nhu cầu nhận được thông tin, chính sách liên quan đến đầu tư, du lịch, thông tin, tư liệu về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam, các nội dung giải trí hấp dẫn và mang tính văn hóa Việt Nam. Đây là một cánh cửa mở cho OTT Việt bước ra ngoài biên giới, với nhu cầu của kiều bào, người nước ngoài muốn tìm hiểu Việt Nam, thì OTT đa phương tiện với tính chất dễ tiếp cận, thân thiện và rẻ của mình sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều so với truyền hình truyền thống hay thậm chí IPTV.

OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung - 04
Sự bùng nổ các OTT truyền hình sẽ là cơ hội cho những nhà sản xuất nội dung nhiều sáng tạo


Trong cuộc chơi ngày càng lộ ra nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy khốc liệt này, điều tiên quyết để người dùng lựa chọn một ứng dụng nào đó là ở điểm hấp dẫn và độc đáo của các nội dung riêng biệt của ứng dụng ấy. Vì thế, sắp tới, có thể nói sẽ là cuộc đua về mặt nội dung độc quyền của các ứng dụng này. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất nội dung bên thứ 3. Thay vì phải đưa lên Youtube và chật vật để tìm kiếm lợi nhuận những nhà làm video, clip tài năng hoàn toàn có thể thỏa thuật với các OTT để sản xuất nội dung có phí cho các bên. Những bạn trẻ vốn đã nổi nhờ những nội dung đầy sáng tạo của mình sẽ rộng cửa để tìm đến người xem một cách chuyên nghiệp và có lợi về mặt tài chính. Như ZingTV vẫn đang dò đường bằng các clip tự sản xuất đi sâu vào nhiều vấn đề như văn hóa và công nghệ, FPT Play cho biết họ đang xúc tiến các thỏa thuận để có những nội dung hay, ý nghĩa, độc đáo từ nhiều nhà sản xuất nội dung khác nhau trên cả nước. Cuộc đua của các OTT truyền hình – đa phương tiện trong nửa cuối 2015 vì thế hấp dẫn và có lợi hơn cho người dùng, khi đa số vẫn miễn phí, hãy chờ xem!

                                                                                                Phan Thành

 

 

Tính cho đến thời điểm hiện nay,chỉ có 4 nhà cung cấp được cấp giấy phép làm IPTV là Viettel, VNPT, FPT Telecom và SCTV. Với dịch vụ truyền hình IPTV truyền thống thì nhà cung cấp dịch vụ truyền hình truyền dẫn tín hiệu trên đường điện thoại cố định và ADSL, người dùng sẽ gắn một bộ chuyển đổi tín hiệu (set top box – STB) vào tivi là xem được truyền hình và dùng một số dịch vụ gia tăng khác. Do đó, để cung cấp IPTV truyền thống đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình phải có hạ tầng mạng viễn thông (giống như VNPT, Viettel và FPT Telecom đang cung cấp) hoặc phải hợp tác với doanh nghiệp có hạ tầng mạng viễn thông mới có thể thương mại hóa dịch vụ (như VTC hợp tác với VNPT các tỉnh, thành).Nhưng với giao thức OTT, truyền hình đã khác và tiện lợi hơn hẳn. Chỉ cần người dùng có bất cứ thiết bị thông minh nào như điện thoại, máy tính bảng, tivi… có kết nối trên đường truyền Internet của bất cứ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là đã có thể xem truyền hình và sử dụng các tiện ích của OTT tuyền hình-đa phương tiện. Về cơ bản, các dịch vụ hoặc ứng dụng OTT là những dịch vụ truyền thông hay đa phương tiện chạy trên nền Internet mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet trực tiếp đưa đến và không can thiệp vào bản thân nội dung. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể chuyên tâm đầu tư vào mặt nội dung để thu hút người dùng, thay vì phải căng mình trên 2 “mặt trận”: nội dung và hạ tầng truyền tải.

OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung - 02
Thưởng thức nội dung đa phương tiện ở mọi nơi, mọi lúc


Không kể đến hàng ngàn OTT truyền hình trôi nổi trên mạng chủ yếu dùng để truyền tải lậu các trận bóng đá và chèn vào hàng đống quảng cáo, có khi đi kèm là cả các phần mềm độc hại, malware, spyware… để thu lợi thì cuộc chiến còn lại vốn chỉ dành cho các “ông lớn”. Vì để có một OTT đ phương tiện hấp dẫn, nhà cung cấp ứng dụng cần có mức độ đầu tư về máy chủ, tốc độ đường truyền, hệ thống điện toán đám mây… Bên cạnh đó, là các bản quyền truyền hình và chi phí cho các nội dung độc, lạ trả cho những nhà chuyên tạo nội dung. Tất cả điều ấy đòi hỏi một sức đầu tư không nhỏ. Ông Nguyễn Hòa Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Dịch vụ (trực thuộc VASC) cho biết “Với 40 cụm server mạnh đặt tại 40 tỉnh thành trên cả nước (và đang lắp đặt server ở 23 tỉnh thành còn lại) cùng công nghệ Adaptive Bitrate, MyTV Net nhận biết được thiết bị người xem để lựa chọn luồng tín hiệu và độ phân giải phù hợp, giúp khách hàng có thể xem dịch vụ với chất lượng tốt và ổn định nhất, tránh tối đa hiện tượng giựt hình, đứng hình do băng thông thấp”. FPT Telecom cũng cho biết họ đã đầu tư khá lớn vào các trạm máy chủ, đường truyền… giúp ứng dụng hoạt động mượt mà, không bị mất tín hiệu nên cho đến giờ họ vẫn là OTT được người dùng ưa chuộng nhất và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cho đến nay, có thể điểm ra các OTT truyền hình-đa phương tiện nổi bật như MyTV Net của VNPT, FPT Play của FPT, ZingTV của VNG, VTV Plus của VTV Cab, VTC Play của VTC… 

MyTV Net cho biết đã có hơn 500.000 thuê bao đăng ký và sử dụng. MyTV Net cung cấp hơn 75 kênh truyền hình trong và ngoài nước cũng như nhiều phim lẻ, phim bộ, tất cả đều là nội dung có bản quyền. FPT Play hiện cung cấp hơn 100 kênh truyền hình, kho phim phong phú, các chương trình giải trí, clip hài… được cập nhật thường xuyên và bám sát xu hướng người dùng. Với mục tiêu hướng về giới trẻ, Zing TV chú trọng đến các nội dung giải trí mang tính thời thượng cao. Hầu hết các OTT này đều có thể chạy trên cả hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone đến các dòng TV thông minh như Sony, Samsung hay LG (công nghệ Multi Screen Platform). Sau khi chinh phục các màn hình nhỏ như điện thoại, máy tính bảng… các nhà OTT này đang chuyển hướng chú ý đến các màn hình lớn hơn như tivi. Như FPT Play vừa có thỏa thuận để có mặt trên các dòng tivi thông minh của Sony bán ra tại thị trường Việt Nam như một ứng dụng mặc định. Với OTT này và đường truyền internet ổn định, người dùng hoàn toàn có thể thưởng thức truyền hình, giải trí với phim ảnh, clip, game theo cách mới nhất mà không cần phải ký kết một hợp đồng với bất cứ nhà đài nào. Các ứng dụng như ZingTV cũng đã có mặt trên các tivi thông minh Samsung khá lâu trước đây.
 


OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung - 01
Các kênh truyền hình và phim truyện là nội dung được ưa thích trên các OTT Truyền hình


Với mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn và cả OTT “lậu” như thế, việc gom người dùng càng nhiều càng tốt khiến các OTT này hiện đang hoàn toàn miễn phí dù có rất nhiều lợi ích so với truyền hình thông thường. Đến nay, chỉ có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT là VTVcab với VTV Plus và VNPT với MyTV Net thu phí người dùng. Được biết, ngoài gói miễn phí (xem 45 kênh), MyTV Net có gói thu phí với 1.000 đồng/ngày.

Theo ý kiến của nhiều  người, xu thế của truyền hình OTT sẽ là truyền hình tương tác, truyền hình đa phương tiện và cá thể hóa nội dung hiển thị, đây là một xu thế không thể đảo ngược. Ước tính, đang có hơn 4 triệu kiều bào sinh sống và làm việc tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 98% tập trung ở 21 nước thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Với kiều bào, nhu cầu nhận được thông tin, chính sách liên quan đến đầu tư, du lịch, thông tin, tư liệu về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam, các nội dung giải trí hấp dẫn và mang tính văn hóa Việt Nam. Đây là một cánh cửa mở cho OTT Việt bước ra ngoài biên giới, với nhu cầu của kiều bào, người nước ngoài muốn tìm hiểu Việt Nam, thì OTT đa phương tiện với tính chất dễ tiếp cận, thân thiện và rẻ của mình sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều so với truyền hình truyền thống hay thậm chí IPTV.

OTT truyền hình bùng nổ và cuộc chiến nội dung - 04
Sự bùng nổ các OTT truyền hình sẽ là cơ hội cho những nhà sản xuất nội dung nhiều sáng tạo


Trong cuộc chơi ngày càng lộ ra nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy khốc liệt này, điều tiên quyết để người dùng lựa chọn một ứng dụng nào đó là ở điểm hấp dẫn và độc đáo của các nội dung riêng biệt của ứng dụng ấy. Vì thế, sắp tới, có thể nói sẽ là cuộc đua về mặt nội dung độc quyền của các ứng dụng này. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất nội dung bên thứ 3. Thay vì phải đưa lên Youtube và chật vật để tìm kiếm lợi nhuận những nhà làm video, clip tài năng hoàn toàn có thể thỏa thuật với các OTT để sản xuất nội dung có phí cho các bên. Những bạn trẻ vốn đã nổi nhờ những nội dung đầy sáng tạo của mình sẽ rộng cửa để tìm đến người xem một cách chuyên nghiệp và có lợi về mặt tài chính. Như ZingTV vẫn đang dò đường bằng các clip tự sản xuất đi sâu vào nhiều vấn đề như văn hóa và công nghệ, FPT Play cho biết họ đang xúc tiến các thỏa thuận để có những nội dung hay, ý nghĩa, độc đáo từ nhiều nhà sản xuất nội dung khác nhau trên cả nước. Cuộc đua của các OTT truyền hình – đa phương tiện trong nửa cuối 2015 vì thế hấp dẫn và có lợi hơn cho người dùng, khi đa số vẫn miễn phí, hãy chờ xem!

                                                                                                Phan Thành

 

 

Đã có bộ Microsoft Office cho điện thoại Android

Bộ sản phẩm Office bao gồm các ứng dụng Word, Excel và Powerpoint dành cho điện thoại Android đã được Microsoft ra mắt ngày 24/6/2015.

GrabTaxi hỗ trợ cước phí taxi trong kỳ thi THPT quốc gia

Theo nội dung chương trình “Cùng em đi thi” do công ty GrabTaxi Việt Nam công bố ngày 24/6 tại Hà Nội, trong kỳ thi THPT quốc sắp tới, các thí sinh và người nhà, và cả người dân trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM sẽ được hỗ trợ giảm cước phí khi đi taxi bằng ứng dụng GrabTaxi.

Chương trình quà tặng của VinaPhone nhân kỷ niệm 19 năm thành lập

VinaPhone tặng hàng ngàn quà tặng cho khách hàng nhân kỷ niệm 19 năm thành lập 26/6/1996 – 26/6/2015.

Công nghệ Safe Money được tổ chức MRG Effitas trao thưởng

Công nghệ Safe Money giúp bảo vệ thanh toán trực tuyến của hãng Kaspersky Lab vừa nhận được giải thưởng Ngân hàng Điện tử/ Trình duyệt An ninh năm 2014 – 2015 của tổ chức MRG Effitas.

Thế Giới Di Động dẫn đầu top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2015

Chỉ sau một năm lên sàn chứng khoán với mã số MWG, Thế Giới Di Động được xếp hạng đứng đầu trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2015.

Bộ sản phẩm viễn thông dành riêng cho người khiếm thị tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại Việt Nam, cộng đồng những người hạn chế khả năng nhìn được cung cấp một bộ sản phẩm viễn thông di động của riêng mình khi Viettel chính thức ra mắt Bộ sản phẩm dành cho người khiếm thị vào ngày 18/6/2015.

Khai trương cửa hàng Microsoft Store đầu tiên

Cửa hàng Microsoft Store đầu tiên tại Việt Nam vừa được công ty Microsoft Mobile Việt Nam và đối tác tập đoàn FPT khai trương sáng nay (ngày 18/6/2015) tại 63 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Xài thẻ Visa trên MoMo, hoàn ngay 10% tiền

Từ hôm nay, 18/6 đến hết ngày 30/8/2015, tất cả các khách hàng là chủ thẻ VISA khi thực hiện giao dịch trên Ứng dụng MoMo có nguồn tiền từ thẻ VISA sẽ được hoàn ngay 10% giá trị hóa đơn thanh toán.

ICDREC thiết kế thành công chip ADC 24 bit

Ngày 17/6/2015, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) công bố thiết kế thành công Chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường.

So tài “Tuyệt kỹ song bút”

Sau 2 tuần thi đầu tiên với thử thách “Tuyệt kĩ song bút”, cuộc thi “Thử thách không giới hạn” đã nhận được rất nhiều bài dự thi sáng tạo từ mọi miền trên cả nước.