Huawei sẽ ngừng hoàn toàn việc sản xuất điện thoại Android và chuyển sang hệ điều hành riêng Harmony OS vào năm tới.
Mới đây, trong một tiết lộ vừa được đưa ra bởi ông Richard Yu – CEO mảng điện tử tiêu dùng của Huawei, đã đến lúc công ty phải rời bỏ hoàn toàn hệ điều hành Android của Google và chuyển sang hệ điều hành riêng Harmony OS.
Theo đó, bắt đầu từ năm 2021, Huawei sẽ bắt đầu cho xuất xưởng các điện thoại sử dụng hệ điều hành Harmony OS và giảm dần sản lượng điện thoại Android về con số 0 ngay trong năm tới. Lý do được đưa ra là vì các lệnh trừng phạt hết sức gay gắt của Chính phủ Mỹ đã khiến Huawei gần như bị cô lập hoàn toàn với tất cả các đối tác cung ứng của mình, trong đó bao gồm cả Google – khi mà gần một năm nay, Huawei đã không còn được cấp phép truy cập bộ dịch vụ của gã khổng lồ phần mềm Mỹ. Không chỉ vậy, hàng loạt các công ty cung ứng linh kiện thiết yếu như chip nhớ, màn hình, vi xử lý lớn trên thế giới cũng quay lưng với Huawei. Chính vì vậy mà Huawei đã mất đi hoàn toàn cơ hội cạnh tranh sòng phẳng về phần cứng với các đối thủ lớn nhất.
Vì thế, để sinh tồn, Huawei sẽ buộc phải sử dụng “kế hoạch B” là hệ điều hành Harmony OS. Đây là hệ điều hành được Huawei hướng đến như là một hệ sinh thái chung cho các thiết bị của họ trong tương lai, bao gồm điện thoại, máy tính và hệ thống kết nối thông minh IoT. Hiện tại mới chỉ có duy nhất một thiết bị sử dụng Harmony OS chính thức là mẫu smart TV Honor Vision được ra mắt vào năm ngoái. Bên cạnh đó, Huawei cũng dự định công bố bản beta của Harmony OS cho các nhà phát triển vào tháng 12 năm nay.
Đối với các điện thoại đầu tiên sử dụng hệ điều hành Harmony OS. Nhiều khả năng điện thoại mới sẽ tham gia vào phân khúc tầm trung nhằm thăm dò thị trường, giúp không tạo cho Huawei áp lực đầu tư quá lớn về mặt công nghệ để cạnh tranh với các đối thủ. Giới trong ngành cũng dự đoán, điện thoại chạy Harmony OS sẽ chỉ được phát hành nội bộ ở thị trường Trung Quốc do những lo ngại trừng phạt của Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng vào Huawei trong tương lai.
Với những đóng góp từ dự án chống đại dịch thông minh nhờ ứng dụng 5G tại Vũ Hán, Huawei đã nhận được giải thưởng “Thử nghiệm/Đối tác doanh nghiệp 5G sáng tạo nhất” tại hội nghị 5G World 2020 Summit.
Đó là khẳng định của MediaTek tại buổi chia sẻ trực tuyến với truyền thông Việt Nam ngày 9/9 vừa qua. Bên cạnh cập nhật kế hoạch mới, hãng cũng đã giới thiệu dòng chipset Helio G95 mạnh mẽ dành cho điện thoại chơi game.
Sau một loạt đơn kiện từ phía Epic Games, Táo khuyết mới đây đã có động thái pháp lý đáp trả chính thức đầu tiên.
Giải pháp AirPON vừa chính thức được Huawei giới thiệu tại hội nghị trực tuyến mang chủ đề “AirPON, truy cập FMC linh hoạt”.
Jabil, nhà cung cấp các dịch vụ thiết kế, sản xuất, chuỗi cung ứng và quản lý sản phẩm toàn diện đã lựa chọn các giải pháp đo kiểm thiết bị 5G của Keysight để đáp ứng các yêu cầu xác nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm viễn thông, nhà thông minh, IOT công nghiệp và chăm sóc y tế.
Grab đã triển khai Dịch vụ thuê xe hai bánh kèm tài xế tính tiền theo giờ tại TPHCM.
Ngày 7/9, Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức trao tặng 24.300 suất học bổng tổng trị giá 24,3 tỷ đồng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các em học sinh nghèo hiếu học trên toàn quốc chào mừng năm học mới.
ThinkPad T15G Gen 1 là mẫu laptop ThinkPad đầu tiên có phần cứng xử lý hướng đến game thủ
Mảng chip Kirin đang chìm sâu vào khủng hoảng do không thể trang bị đủ cho dòng Mate 40 sắp tới
Tính đến tháng 9/2020, Ví MoMo chính thức chạm mốc 20 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt thị trường Việt Nam, dự kiến, trong Quý IV/2020, MoMo sẽ có nền tảng giao diện mới của “Siêu ứng dụng đàng hoàng” như ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch MoMo nói.