Intel vừa công bố một logo mới, đánh dấu lần làm mới bản sắc thứ ba của thương hiệu này trong 51 năm qua.
Trong một thông báo hôm 2/9, Giám đốc Tiếp thị Karen Walker của Intel cho biết, bản sắc thương hiệu của họ vẫn “không bị ảnh hưởng” trong vài năm phát triển khi công ty di chuyển từ bộ xử lý đến phần mềm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo cũng như Internet vạn vật (IoT).
Logo mới không khác nhiều so với logo trước đó (các chữ cái viết thường vẫn giữ nguyên cũng như chữ “i” có giới hạn hình vuông), được Walker giải thích rằng nó đã được thiết kế lại hiện đại hơn và đem đến sự thay đổi về “kích thước và chiều rộng”. Màu xanh lam vẫn là màu nổi bật nhất của thương hiệu, nhưng các màu được mở rộng để thêm chiều sâu và hiện đại hóa bản sắc trực quan của công ty.
Ngoài logo, các nhãn dán “Intel Inside”được trang trí trên máy tính đã được thiết kế lại. Và nó đã hiện đại hóa tiếng leng keng “bong” nghe thấy trên quảng cáo của mình.
Được biết, Intel đã có ba logo sử dụng trước đó, với logo ban đầu ra mắt vào năm 1969, sau đó logo Intel Inside bắt đầu sử dụng vào năm 1991 và logo gần đây nhất ra mắt năm 2006.
Việc làm mới này trùng với thời điểm Intel công bố bộ vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 11. Công ty cũng đã công bố một nhãn hiệu chip mới có tên là Evo tích hợp bộ xử lý đồ họa của Intel và có mặt trong các máy tính xách tay cao cấp nhất.
Intel đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ AMD và ARM, khiến công ty tỉnh giấc sau một thời gian dài tự mãn về bản thân. Ngày càng có nhiều máy tính sử dụng chip AMD đã chứng minh điều này, nơi các sản phẩm này có khả năng cạnh tranh cả về sức mạnh, tốc độ với giá thành phải chăng hơn.
Chưa hết, Apple gần đây đã thông báo họ sẽ loại bỏ dần chip Intel trong máy Mac để chuyển sang sử dụng chip dựa trên ARM của riêng mình. ARM – kiến trúc được sử dụng trong smartphone và tablet – đang ngày càng cải thiện về sức mạnh và có khả năng xử lý các tác vụ điện toán nặng.
Rõ ràng, làm mới logo được Intel thực hiện vào thời điểm công ty cần thay đổi để có thể chống lại sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các đối thủ.
Báo cáo Counterpoint Research Q.2/2020 cho thấy OPPO vươn lên dẫn đầu với 20.3% thị phần xuất xưởng smartphone (smartphone shipments) tại khu vực Đông Nam Á
Theo kết quả khảo sát do Dimention Research thực hiện, gần như tất cả các công ty thiết kế và phát triển sản phẩm điện tử đều đã từng gặp phải những chậm trễ gây tốn kém.
64 là số lượng lượng tử (Quantum Volume) cao nhất từ trước đến nay mà IBM đã đạt được. Hãng vừa chính thức công bố cột mốc quan trọng mới này trên lộ trình điện toán lượng tử của mình.
Hệ thống Exos và Nytro của Seagate vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam cung cấp cho doanh nghiệp các mô-đun xây dựng và triển khai các hệ thống lưu trữ, đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng hoặc cá nhân…
Chiếc laptop nhỏ nhất hiện tại của Apple sẽ là mẫu máy tính Mac đầu tiên sử dụng chip ARM “nhà làm”.
Táo khuyết đang lên kế hoạch thay thế các GPU của AMD sang GPU tùy chỉnh của riêng mình bắt đầu từ năm 2021.
Samsung đã tụt xuống vị trí thứ hai trên thị trường smartphone Đông Nam Á trong quý 2/2020 khi các thương hiệu Trung Quốc mở rộng sự hiện diện của họ bằng các thiết bị giá rẻ.
Báo cáo mới nhất từ Nikkei Asian Review cho biết, Huawei hiện đang cố gắng để có được nguồn cung cấp mà họ cần trước khi lệnh cấm từ chính phủ Mỹ có hiệu lực hoàn toàn từ ngày 14/9.
Trong công bố kết quả kinh doanh hợp nhất chưa qua kiểm toán trong quý 2/2020 và nửa đầu năm 2020, tính đến ngày 30/6/2020, Xiaomi cho biết lợi nhuận gộp của họ tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty TNHH Epson Việt Nam đã đến thăm và trao tặng 100 phần quà gồm dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm đến các em học sinh vượt khó tại trường Chuyên biệt 1/6, đồng thời trao tặng thêm hệ thống máy chiếu, màn chiếu và máy in hiện đại cho trường.