Các thiết bị mạng lõi 5G RAN gNodeB, 5G Core UDG, UDM, UNC, UPCF) và LTE eNodeB của Huawei đã vượt qua bài đánh giá của Chương trình đảm bảo an ninh thiết bị mạng của GSMA (NESAS).
Theo chia sẻ của Devin Duan, Giám đốc Marketing Bộ phận An ninh mạng 5G tổng thể của Huawei (E2E), vượt qua các bài đánh giá của chương NESAS là cách tiếp cận mới nhất trong việc đánh giá an ninh mạng của lĩnh vực viễn thông di động. Đánh giá cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các bên liên quan, như các nhà khai thác viễn thông, nhà cung cấp thiết bị, các cơ quan quản lý chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng.
Cũng theo vị đại diện Huawei, niềm tin vào an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu khi thế giới ngày càng trở nên kỹ thuật số. Hãng tin rằng sự tin tưởng phải dựa trên thực tế có thể kiểm chứng được, điều này nên dựa trên các tiêu chuẩn chung.
Trước khi vượt qua GSMA NESAS, Huawei cũng đã vượt qua bài kiểm tra an ninh mạng 5G của Nhóm thúc đẩy IMT-2020 (5G) của Trung Quốc. Các thông số kỹ thuật kiểm tra được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế 3GPP về đảm bảo an ninh mạng 5G.
Chương trình NESAS bao gồm 20 hạng mục đánh giá, xác định các yêu cầu bảo mật và khung đánh giá cho quá trình phát triển sản phẩm 5G và vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, NESAS cũng sử dụng các bài kiểm tra bảo mật do 3GPP xác định để đánh giá tính bảo mật của thiết bị mạng.
Chương trình NESAS của GSMA đã được chấp nhận rộng rãi trong ngành và là chương trình đánh giá đảm bảo thiết bị liên quan đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy và an ninh mạng 5G. Quá trình đánh giá tích hợp tránh được các đánh giá phân tán và chi phí phát sinh, đồng thời cải thiện tính minh bạch của các cấp độ bảo vệ an ninh trong ngành thông qua các kết quả trực quan và có thể đo lường được.
Tấn công lừa đảo gia tăng trong nửa đầu năm 2020 với hơn 1,6 triệu sự cố tại khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cải thiện an ninh mạng trong bối cảnh có thể tiếp tục làm việc từ xa.
Unisersal Robots – công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) đề xuất lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành y tế và các ngành chủ chốt liên quan tại Việt Nam cần tận dụng giải pháp tự động hóa robot trong việc đối phó với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tanca – nền tảng quản lý nhân sự trên đám mây (cloud) thông qua Web và ứng dụng di động phối hợp cùng VPBank ưa đãi miễn phí sử dụng phần mềm 6 tháng, miễn phí hóa đơn điện tử, miễn phí giao dịch online, ưu đãi vay cho nhân viên, tư vấn chuyển đổi số,… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19.
Apple đang không ngừng theo đuổi một khái niệm sai lầm về tối ưu hóa lợi nhuận khiến cơ sở người dùng ngày càng xa lánh và làm tổn hại đến sản phẩm của họ. Trên thị trường máy tính, một chiếc MacBook SE xuất hiện sẽ giúp giải quyết điều này.
Lenovo Managed Services (Các dịch vụ được quản lý) vừa ra mắt cho phép doanh nghiệp khai thác tốt nhất các công cụ làm việc trên nền tảng đám mây Microsoft 365, nâng cao năng suất, bảo mật và khả năng cộng tác.
Cả Microsoft và Oracle đang tranh giành việc thâu tóm lại mảng kinh doanh của TikTok ở một số thị trường như Mỹ từ chủ sở hữu ByteDance sau các áp lực từ chính phủ Mỹ.
Để doanh nghiệp có thể thành công trong nền kinh tế số đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các công ty cần chú trọng tận dụng nguồn lực từ các công nghệ tiên tiến. Đây cũng chính là một viễn cảnh khá thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Oracle đã tham gia vào cuộc đua để mua lại TikTok, ứng dụng video ngắn phổ biến mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cấm trừ khi ứng dụng được một công ty Mỹ tiếp quản vào giữa tháng 11.
Huawei tuyên bố rằng bộ vi xử lý Kunpeng 920 3211K với nhân ARM tùy chỉnh của hãng có thể vượt mặt Intel Core i9-9900K.
Viettel Solutions và Công ty Điện tử Samsung Vina chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện, trong đó chú trọng đến triển khai giải pháp thành phố thông minh và công nghệ màn hình cho hội thảo trực tuyến.