Trung Quốc không còn là đại công xưởng của thế giới

Làn sóng tháo chạy của các nhà sản xuất thiết bị khỏi Trung Quốc vì lo ngại tác động từ chiến tranh thương mại đã khiến đất nước này không còn là "mảnh đất vàng" để đầu tư như trước.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra phức tạp và ngày càng khó đoán. Nhiều nhà cung ứng linh kiện cho các thương hiệu lớn nhất thế giới, đặc biệt là Apple, đều đã có kế hoạch dời nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để né tránh tác động từ cuộc chiến thương mại.

Chủ tịch Young Liu của Hon Hai Precision Industry Co – nhà sản xuất thiết bị lớn nhất cho Apple, Dell và Nintendo – trong một cuộc phỏng vấn mới đây vừa cho biết sẽ sớm xây dựng thêm nhiều nhà máy nói họ đang dần bổ sung thêm công suất bên ngoài Trung Quốc. Tỷ lệ sản xuất ngoài Trung Quốc hiện tại của tập đoàn này là 30%, tăng từ 25% vào tháng 6 năm ngoái.

Tỷ lệ sản xuất ngoài Trung Quốc của Hon Hai sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong tương lai, khi công ty con của Hon Hai là Foxconn sẽ tiếp tục mở thêm nhiều nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á và các khu vực khác để tránh leo thang thuế quan như khi bị đóng mác “sản xuất tại Trung Quốc”. Liu cho biết: “sẽ không có vấn đề gì nếu Ấn Độ, Đông Nam Á hay Châu Mỹ tham gia sản xuất, và mỗi sản phẩm sẽ được thiết lập một hệ sinh thái sản xuất trên toàn cầu”, dù rằng vị giám đốc này vẫn đề cao vai trò của Trung Quốc như một “công xưởng lớn nhất” trong đế chế sản xuất của Foxconn.

Tình trạng căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày một gia tăng đã thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị cố gắng đa dạng hóa nguồn cung sản xuất ra ngoài Trung Quốc. Trong năm ngoái, Liu từng cho biết sản phẩm được đánh giá cao nhất của Apple, tức iPhone, có thể được sản xuất ngoài Trung Quốc nếu cần. Hai quốc gia vẫn đang trong thời gian đàm phán, nhưng ý kiến của Liu đã khẳng định rằng Trung Quốc không còn giữ vị thế độc tôn trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Công ty Đài Loan đã báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến ​​là 22,9 tỷ Đài tệ (778 triệu USD) cho quý tài chính kết thúc vào tháng 6 vừa qua, nhờ hưởng lợi về nhu cầu iPad, Macbook tăng lên trong thời gian gần đây. Doanh thu chung của công ty đạt 1,13 nghìn tỷ Đài tệ, nhưng Hon Hai cảnh báo doanh số quý 3 năm nay sẽ giảm so với 2019 do Apple trì hoãn việc ra mắt iPhone mới, và chỉ có thể phục hồi ở khoảng thời gian giữa quý 4. Hiện tại, Apple đang là khách hàng lớn nhất của Hon Hai khi chiếm tới hơn một nửa đơn hàng sản xuất của công ty này.

Tuy nhiên, không phải công ty con nào của Hon Hai cũng có kết quả tài chính tốt. FIH Mobile – nhà thầu phụ sản xuất các điện thoại Nokia, Huawei và Xiaomi đã ghi nhận mức lỗ 100 triệu USD trong nửa đầu năm nay do vấp phải nhiều bất lợi về tình hình dịch bệnh và cả chiến tranh thương mại. Điện thoại Nokia và Huawei đang phải chịu sự suy giảm về doanh số trên toàn cầu, còn Xiaomi đang vấp ngã tại Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và quốc gia Nam Á ngày càng gia tăng.

Với việc đa dạng hóa chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Foxconn đang nhắm đến Ấn Độ. Công ty kỳ vọng đất nước với hơn 1,3 tỷ dân này sẽ là một nơi thứ hai lý tưởng để giúp họ không phải chịu các rào cản thuế quan trong thời điểm Washington và Bắc Kinh xảy ra mâu thuẫn. Không chỉ riêng Foxconn, các công ty sản xuất lớn khác tại Trung Quốc cũng đang tỏ ra nghiêm túc với việc dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi nước này. Luxshare Precision Industry Co đang có kế hoạch đẩy mạnh việc sản xuất các phụ kiện cho Apple ở Việt Nam và Đông Nam Á, và sắp tới có thể là iPhone sau những đợt tuyển dụng nhân sự rầm rộ của công ty này ở Việt Nam vừa qua.

Nhưng ngay cả việc mở rộng sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc trong tương lai gần cũng khó có thể coi là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều đối tác của Apple. Mới đây, chuyên gia phân tích Ming-chi Kuo của TF International Securities cảnh báo doanh số iPhone có thể suy giảm từ 25-30% nếu lệnh cấm sử dụng WeChat tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump được thực thi và Apple buộc phải xóa ứng dụng này khỏi chợ ứng dụng AppStore trên phạm vi toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm
Keysight được xác nhận các bài đo kiểm hợp chuẩn giao thức 5G USIM

Keysight Technologies vừa công bố trở thành công ty đầu tiên đạt được xác nhận cho các bài đo kiểm hợp chuẩn giao thức 5G USIM tại phiên họp Nhóm thỏa thuận hợp chuẩn (CAG) lần thứ 63 do Diễn đàn Chứng chỉ Toàn cầu (GCF) tổ chức ngày 10/8.

HMD Global huy động thành công 230 triệu USD

HMD Global, công ty sở hữu độc quyền thương hiệu Nokia đã thông báo việc kêu gọi thành công 230 triệu USD vốn đầu tư từ các đối tác chiến lược toàn cầu.

ShopBack ra mắt, mua hàng online tại Việt Nam sẽ được hoàn tiền

Thông qua ShopBack, người mua sắm trực tuyến có thể được hoàn tiền thật lên đến 25% từ hơn 150 đối tác của ShopBack Việt Nam bao gồm các thương hiệu quốc tế và khu vực: Lazada, Shopee, Watsons, Booking.com, Klook và 7-Eleven… cùng các thương hiệu trong nước: Tiki, Sendo, Juno, G Kitchen, Vascara và Fahasa…

Tim Cook đã chèo lái con thuyền Apple hậu Steve Jobs như thế nào?

Với khả năng lãnh đạo “thận trọng, hợp tác và chiến thuật”, CEO Tim Cook đã nâng tầm Apple thành công ty lớn nhất thế giới.

Huawei có thể khai tử mảng chip Kirin sau khi Mate 40 ra mắt

Theo nguồn tin, Huawei đã cạn kiệt nguồn cung cho chip Kirin và không thể sản xuất thêm được nữa do lệnh cấm từ Mỹ.

TikTok “sốc” trước lệnh hành pháp của Mỹ và dọa kiện

Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh cấm cả TikTok và WeChat ở Mỹ từ ngày 20/9, TikTok đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không đồng ý với quyết định này và sẽ theo đuổi “mọi biện pháp khắc phục”.

Quà tặng khi đặt hàng Galaxy Note20, mỗi nhà bán lẻ một chiêu riêng

Galaxy Note20 Series có giá từ 23,9 triệu đồng đã cho đặt hàng từ hôm nay, 6/8, khác với các đợt trước khi các quà tặng giống nhau, lần này, mỗi nhà bán lẻ có một chiêu riêng để thu hút khách đặt hàng trong mùa khó khăn.

Reno4 series hút 15.000 đơn đặt cọc, 7/8 kết thúc chương trình

OPPO Reno4 series đã có lượng đơn hàng cao kỷ lục: gần 15.000 đơn có cọc, sau 5 ngày ra mắt. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường đang chậm lại vì tình hình dịch bệnh.

Ngân hàng số Timo hợp tác với ngân hàng Bản Việt

Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Timo – nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam chính thức công bố hợp tác với Ngân hàng Bản Việt, đồng thời ra mắt ứng dụng với tên gọi mới Timo Plus.

Taxi vinasun cho thanh toán trước qua thẻ-kết hợp với nhiều ví điện tử

Vinasun đã ra mắt tiện ích thanh toán mới với tên gọi VNS Prepaid – Vinasun trả trước, thông qua ứng dụng Vinasun App và thanh toán qua nhiều ví điện tử.