Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích rằng, loại khẩu trang tự chế 3 lớp có thể chống lại virus tốt nhất.
Đeo khẩu trang khi di chuyển ở nơi công cộng và nói chuyện gần người khác có thể giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và có thể cứu mạng mọi người xung quanh cũng như người thân của họ.
Với việc khẩu trang y tế khan hiếm hoặc đắt đỏ trong giai đoạn này, nhiều người có thể chọn phương thức sử dụng khẩu trang tự chế. Tuy không hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn virus và ngay cả khi đeo chúng, mọi người vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Kết hợp với việc giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên, khẩu trang sẽ giúp chúng ta làm trì hoãn thời gian phát triển của virus trước khi vắc-xin và thuốc điều trị có mặt.
Trong số các khẩu trang tự chế, khẩu trang vải được đánh giá là dễ chế ra nhất. Nhưng liệu loại khẩu trang vải nào là hiệu quả nhất trong khả năng phòng chống. Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích loại khẩu trang tự chế nào có thể chống lại virus tốt nhất, từ đó mọi người có thể chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất.
Trước tiên, một điều cần nhớ là hiện tại không có tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trên diện rộng và người dùng có thể tìm thấy khẩu trang có chất lượng khác nhau ở nhiều nơi. Vấn đề là chúng ta cần nhường những thiết bị này cho những người thực sự cần thiết, chẳng hạn nhân viên y tế và phòng chống dịch bệnh tuyến đầu. Đối với người ít tiếp xúc bên ngoài và thực hiện giãn cách xã hội, hãy tận dụng khẩu trang tự chế.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các khẩu trang tự chế khác nhau có thể ngăn sự lan truyền của các giọt nước bắn ra khỏi cơ thể mỗi người khi hắt hơi và ho. Họ đã sử dụng ánh sáng LED và máy ảnh tốc độ cao để quay phim một người ho và hắt hơi mà không đeo khẩu trang, sau đó làm điều tương tự đối với khẩu trang 1 lớp, 2 lớp và 3 lớp. Khẩu trang y tế mà chúng ta mua trực tuyến hoặc các cửa hàng thường cũng được trang bị 3 lớp kháng khuẩn. Các nhà nghiên cứu cũng đo lường khả năng nói, quay clip ở tốc độ 850 khung hình mỗi giây. Ho và hắt hơi được quay ở 1.000 khung hình để làm chậm hơn tốc độ trục xuất của các giọt nước bắn ra.
Họ kết luận rằng khẩu trang một lớp tốt hơn so với không có khẩu trang. Lớp phủ một lớp sẽ làm giảm các giọt nước khi nói, nhưng lớp hai lớp thậm chí còn tốt hơn trong việc hạ thấp sự lan truyền của các giọt nước khi ho và hắt hơi. Khẩu trang y tế ba lớp là hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn các giọt nước bắn ra.
Khẩu trang một lớp được làm từ một mảnh áo phông bằng cotton và dây buộc tóc. Loại khẩu trang tự chế hai lớp được may như thể hiện trong hướng dẫn của CDC. Để gây hắt hơi, các nhà nghiên cứu đã sử dụng giấy lụa để kích thích màng nhầy của khoang mũi.
Xét cho cùng, một khẩu trang bằng vải có ít nhất hai lớp sẽ tốt hơn một lớp, vì vậy mọi người nên tuân theo các quy định về khẩu trang vải tự chế nhiều lớp. Một nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng những giọt nhỏ li ti bị bắn ra trong quá trình nói chuyện thường xuyên sẽ biến thành aerosol trong không khí lưu thông trong phòng và có thể chứa một lượng virus truyền nhiễm, có nghĩa virus không chết ngay. Aerosol có thể đọng lại trong không khí ở vị trí cao, trong khi những giọt nước lớn hơn có xu hướng rơi xuống. Điều này khiến việc đeo khẩu trang khi ra ngoài đường trở nên vô cùng quan trọng.
Những người đàn ông làm việc có thu nhập cao nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn. Đó là khẳng định theo báo cáo mới từ một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 84 của Hiệp Hội Japanese Circulation Society (JCS 2020).
Đã từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh bột ngọt (mì chính) vô hại và là lựa chọn an toàn trong bữa ăn. Tuy nhiên vẫn luôn có những ngộ nhận về các triệu chứng như đau gáy, tê lưỡi vì ăn phải mì chính, các bệnh lý được cho là hội chứng nhà hàng Trung Quốc.
Trước giờ, để xác định từng cá thể chim riêng lẻ có thuộc cùng một loài hay không, giới khoa học thường nhìn vào bộ lông của chúng. Giờ đây, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp giải quyết nhanh gọn lẹ thao tác này, với độ chính xác tuyệt đỉnh.
William Ducker – một giáo sư kỹ thuật hóa học đã phát triển lớp phủ bề mặt, mà khi phủ lên các vật thể thông thường, nó có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 – virus gây ra Covid-19.
Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…
Giờ đây, công tác chẩn đoán triệu chứng và điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ học máy siêu đỉnh mới.
Được biết, hiện có hơn 253 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ sử dụng chó dẫn đường để đi lại, phần lớn còn lại dựa vào gậy trắng mang lại nhiều bất tiện khi di chuyển ở nơi công cộng, chốn đông người. Đó là lý do vì sao mà “chú chó robot” Theia dẫn đường ra đời.
Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, đó là chim én Chimney swift.
Trong tương lai, các bể thủy cung giải trí sẽ chứa những chú cá heo robot nhưng diện mạo y như thật rất khó để phân biệt.
Một phương tiện máy bay không người lái (UAV) mới có khả năng triệt sản muỗi gây bệnh qua công nghệ sinh học, tích hợp AI mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những hạn chế có ở các phương pháp truyền thống trước đó.