Ấn Độ gần đây đã cấm 59 ứng dụng phổ biến của Trung Quốc, biểu tình phong tỏa nhà máy OPPO, thậm chí phá hoại nhằm vào các cửa hàng bán smartphone Trung Quốc. Nguyên nhân do đâu, liệu họ sẽ được gì sau những chuyện này?
Sự phẫn nộ leo thang
Đại dịch Covid-19 có thể đã thúc đẩy tâm lý tiêu cực chống lại Trung Quốc, nhưng cuộc giao tranh biên giới gần đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo tiền đề cho một cuộc chiến tranh lạnh hiện đại. Từ trước đến nay, cuộc xung đột dạng này như là một cuộc chiến giữa các nền kinh tế, và các công ty công nghệ vô tình trở thành nạn nhân.
Biên giới Trung-Ấn trải dài 4.056 km với ít nhất 20 khu vực tranh chấp, thung lũng Galwan chỉ là một trong số đó. Trong cuộc đụng độ gần đây, Ấn Độ cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc đã xâm lấn và đưa ra yêu sách đối với một dải lãnh thổ dài 60km2.
Làn sóng chống Trung Quốc tại Ấn Độ đã được đẩy lên cao. Đỉnh điểm là lệnh cấm 59 ứng dụng phổ biến với lý do “vì an ninh quốc gia”. Danh sách này bao gồm các ứng dụng truyền thông xã hội TikTok, Mi Community, Weibo, WeChat và BeautyPlus.
Được và mất
Ấn Độ là ngôi sao sáng của sự tăng trưởng trong cuộc đua smartphone toàn cầu. Trên thực tế, sau Trung Quốc, đây là thị trường smartphone lớn nhất thế giới.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số của Ấn Độ được thúc đẩy bởi các nhà cung cấp smartphone Trung Quốc, với Xiaomi chiếm 30,6% thị phần smartphone. Bốn trong số các thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Ấn Độ là từ Trung Quốc.
Việc tẩy chay sản phẩm Trung Quốc được cho là sẽ giúp Ấn Độ thúc đẩy các thương hiệu và hệ sinh thái nước này. Nhưng ngay cả đối với smartphone do Ấn Độ sản xuất, một phần lớn trong chuỗi cung ứng vẫn phụ thuộc vào các linh kiện được nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Một nghiên cứu của Counterpoint Research và IIM-B tuyên bố rằng nội địa hóa các thành phần ở Ấn Độ vẫn còn dưới 30%, chưa đến một nửa so với 70% nội địa hóa thành phần được tìm thấy ở Trung Quốc.
Hơn nữa, một phần lớn mạng lưới viễn thông của Ấn Độ được xây dựng trên thiết bị do Huawei và ZTE cung cấp. Chi phí thay thế linh kiện do Trung Quốc sản xuất hoặc thậm chí xây dựng các sản phẩm thay thế (do Trung Quốc cấp phép bằng sáng chế) không phải là con số nhỏ.
Không chỉ smartphone và viễn thông, một số công ty khởi nghiệp lớn ở Ấn Độ cũng được tài trợ bởi Trung Quốc. Điều này có thể kể đến như Flipkart (đối thủ cạnh tranh Amazon), ứng dụng giao thức ăn Swiggy, dịch vụ taxi Ola cũng như nhận hàng tỷ USD từ Alibaba và Tencent để phục vụ mục tiêu của họ.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đạt được những bước tiến trong sáng kiến “Made in India” nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Nhưng hiện nay, một mình Xiaomi đã sử dụng hơn 5.000 nhân sự trong nước, bao gồm hơn 30.000 công nhân tại các cơ sở sản xuất, với phần lớn là phụ nữ. OPPO và Vivo là những thương hiệu Trung Quốc khác đã xây dựng các nhà máy sản xuất chính thức tại nước này. Xét cho cùng, đây là việc làm, doanh thu và thuế trực tiếp cho Ấn Độ.
Với những nỗ lực ngày càng tăng đối với nội địa hóa, Ấn Độ có thể phát huy lợi thế này và xây dựng tài năng công nghệ địa phương. Nhưng để làm điều này, họ cần thực hiện các nỗ lực phối hợp, nhiều năm tư duy tiến bộ công nghệ, đổi mới và đầu tư nếu muốn xoay chuyển tình thế.
Điều gì xảy ra khi các nhà sản xuất điện thoại không thể có được các thành phần để tạo ra smartphone mà mọi người yêu thích? Chắc chắn người mua sẽ phải đối phó với giá cả tăng, nguồn cung giảm và thiếu các lựa chọn.
Ấn Độ đang cố gắng tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng và công nghệ bằng cách kìm hãm sự cạnh tranh, điều này được chứng minh khi ngay sau khi nhiều ứng dụng bị cấm, một loạt sự thay thế như Chingaari, Mitron, Roposo hay ShareChat đã được tung ra. Mặc dù đã thu hút người dùng nhưng bộ tính năng của chúng được cho là chưa đạt yêu cầu, giao diện người dùng chưa được xử lý tốt.
Xây dựng một hệ sinh thái tốt, gồm ứng dụng hoặc phần cứng cần có thời gian. Có lẽ Ấn Độ nên tập trung vào bức tranh rộng lớn hơn, đồng thời giải quyết các vấn đề chính trị thông qua các kênh ngoại giao thay vì các can thiệp nặng nề trong ngành.
(Tổng hợp)
Sony vừa tung ra loạt TV BRAVIA 2020 mới tại Việt Nam. Trong đó, cao cấp nhất là TV LED 8K Sony Z8H 85inch có giá bán dự kiến 263 triệu đồng.
Samsung vừa thông báo trên kênh YouTube chính thức sự kiện Galaxy Unpacked – Samsung Galaxy Note20 sẽ diễn ra vào 21h thứ Tư, ngày 5 tháng 8, giờ Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Houston và các đồng nghiệp đã thiết kế một bộ lọc không khí mới. có thể “bẫy và tiêu diệt” virus chịu trách nhiệm về dịch COVID-19.
Một báo cáo mới cho thấy, Trái Đất đang chứng kiến sự gia tăng các căn bệnh gây ra bởi virus lây lan mạnh mẽ từ vật chủ sang người.
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất Facebook, WhatsApp, TikTok đang đồng loạt bày tỏ sự lo ngại sau khi luật an ninh mới tại Hong Kong vừa được Trung Quốc thông qua.
Lenovo IdeaPad Flex 5i là laptop “biến hình” dành cho giải trí, học tập và làm việc từ xa hiệu quả trên một thiết bị duy nhất.
Sự trổi dậy của AMD, Apple chuyển sang dùng bộ xử lý ARM cho các dòng Macbook thế hệ mới, Intel thì hướng đến sự đa dạng hóa trải nghiệm người dùng là những thay đổi trên thị trường PC từ đầu năm đến nay và điều đó giúp người dùng được hưởng lợi.
Xiaomi Việt Nam vừa ra mắt smartphone phổ thông Redmi 9A với màn hình và pin lớn, giá 1,99 triệu đồng.
Đó chính là ba bo mạch chủ CVN B550M Gaming Frozen V14 và CVN B550M Gaming Pro V14 đều được sản xuất hướng đến đại số người dùng.
Tưởng chừng như đơn giản, nhưng thói quen đi dạo dọc bãi biển, bờ hồ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe thần kỳ có thể bạn không ngờ tới.