Các chuyên gia khoa học quốc tế vừa có thêm một bước tiến mới trong việc tìm ra một loại thuốc điều trị HIV có khả năng chỉ cần tiêm một vài lần mỗi năm.
Cụ thể, mũi thuốc đặc biệt này được gọi là lenacapavir, có thể làm giảm nồng độ HIV trong máu ở một nhóm nhỏ bệnh nhân. Đồng thời, thuốc này có khả năng duy trì mức độ hoạt động bình thường trong máu trong suốt hơn sáu tháng.
Nếu điều này thành sự thật thì loại thuốc này có thể làm thu hẹp lại tần suất sử dụng thuốc điều trị HIV trong một năm chỉ còn 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Hiện tại, chế độ điều trị HIV nằm ở cơ chế kết hợp thuốc HIV có tác dụng khá khả quan, tác giả nghiên cứu này, tiến sĩ Martin Rhee cho biết.
“Nhưng bệnh nhân thường nói rằng, theo thời gian, uống thuốc hàng ngày về lâu dài có thể là một gánh nặng về tài chính, cũng như tác dụng phụ khác cho sức khỏe”, Rhee, giám đốc nghiên cứu lâm sàng của Gilead Science, Inc,- người đang phát triển thuốc lenacapavir cho biết.
“Vì vậy, hy vọng là các loại thuốc HIV mới trong tương lai sẽ có tác dụng dài hơi hơn, có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng dùng thuốc quá nhiều mỗi ngày”, Rhee nói.
Ngoài ra, Rhee lưu ý, các loại thuốc tác dụng dài hơi hơn có khả năng cung cấp một cách đơn giản hơn để ngăn ngừa HIV ở những người có nguy cơ cao. Cụ thể, loại thuốc như lenacapavir cũng có thể dùng để thực hiện với chế độ PrEP (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm).
“Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều công việc ở phía trước. Nghiên cứu mới đưa ra một “bằng chứng nguyên tắc” về khoảng thời gian dùng thuốc trị HIV liều duy trì cứ sau sáu tháng là có thể”, Rhee nói.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trong 40 người nhiễm HIV đã điều trị các thuốc khác trước đó, thuốc lenacapavir khi tiêm vào có vẻ an toàn, và có thể hoạt động dược tích bền vững trong cơ thể con người trong suốt hơn sáu tháng.
Và ở 32 người nhiễm HIV chưa được điều trị thuốc trước đó, khi đưa một mũi tiêm lenacapavir vào thì thuốc đã làm giảm nồng độ virus trong máu trong vòng chín ngày sau tiêm.
Ông Rajesh Gandhi, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Boston cho biết: “Điều đáng quan tâm là thuốc lenacapavir này có thể sử dụng được khoảng sáu tháng một lần”.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là HIV không thể được điều trị bằng một loại thuốc đơn thuần để ngăn chặn virus. Vì chỉ có cách này mới hạn chế khả năng kháng thuốc.
Vì vậy, để tiêm thuốc lenacapavir hai lần một năm trở thành hiện thực, Gandhi giải thích, lenacapavir có thể phải ghép nối với một vài loại thuốc nào đó đi kèm.
“Vì vậy, câu hỏi đặt ra là loại thuốc nào sẽ đi kèm với lenacapavir khi chỉ tiêm 2 lần một năm?”, Bác sĩ Rajesh Gandhi nói thêm.
Rhee cho biết, công ty Gilead đang làm việc với một đối tác để giải quyết vấn đề này. Hiện tại, trước mắt các chuyên gia sẽ nghiên cứu tác dụng của lenacapavir, được thực hiện sáu tháng một lần ở liều đơn như thế nào, đối tượng là ở những bệnh nhân HIV đã thử nhiều loại thuốc tiêu chuẩn kháng HIV trước đó.
Hai loại thuốc tiêm trị HIV tiêu chuẩn là Cabotegravir và rilpivirine được sử dụng hàng tháng, đang là một trong những ứng cử viên sáng giá có thể kết hợp với thuốc lenacapavir chỉ cần tiêm 2 lần 1 năm.
Hy vọng cách kết hợp này sẽ mang lại khả quan, ức chế virus HIV ở mức thấp nhất, phát huy tác dụng hiệu quả cao hơn so với các phác đồ điều trị HIV hiện tại.
Trong khi đó, thuốc cabotegravir cũng đang được thử nghiệm để ngăn ngừa HIV ở những người có nguy cơ cao, theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Trong các thử nghiệm đó, thuốc này tiêm được hai tháng một lần.
Nhưng một lưu ý quan trọng là so với cách uống thuốc HIV hằng ngày, thì điều gì có thể xảy ra nếu bệnh nhân bỏ lỡ, hoặc trì hoãn tiêm thuốc theo cách mới.
Nhiều khả năng khi nồng độ thuốc suy yếu trong cơ thể, virus có thể quay trở lại và có thể phát triển kháng thuốc, chưa kể tới việc tác dụng phụ từ lenacapavir mới sẽ để lại trên cơ thể là như thế nào.
Rhee cho rằng, đây là một số vấn đề sẽ phải đối mặt trong tiến trình tìm ra tất cả các loại thuốc điều trị HIV có tác dụng lâu dài.
“Chúng tôi vẫn cam kết tìm ra loại thuốc chữa trị tối ưu nhất”, ông Gandhi nói.
Công trình này vừa được công bố trên tạp chí Nature (Anh) vào ngày 1/7.
(Theo Medicalxpress)
Đó là mức phạt được qui định tại Khoản 1, Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 3/2/2020. Có vẻ mức phạt này vẫn chưa đủ mạnh với những người bất chấp pháp luật chỉ vì đạt mục đích tăng view, được nổi tiếng.
Hỗ trợ giao tiếp PCIe Gen 4, T-Force Cardea Ceramic C440 cho tốc độ đọc, ghi nhanh hơn gấp 10 lần so với chuẩn giao tiếp SATA III và gấp 1,65 lần so với giao tiếp PCIe Gen 3.
Với việc ứng dụng công nghệ AR, Google Search đã mang thế giới khủng long từ Kỷ Jura đến với đời thật.
Những thay đổi của tiểu cầu trong máu được kích hoạt bởi COVID-19 có thể góp phần gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ở một số bệnh nhân mắc bệnh.
Có lẽ bài học đắt đỏ từ Facebook đã khiến bộ sậu Google phải đưa ra quyết định này một cách dứt khoát và nhanh chóng.
Loạt sản phẩm Vivobook, VivoBook S, TUF Gaming A15/A17, ROG Zephyrus G15 và ROG Zephyrus G14 trang bị vi xử lý AMD® Ryzen™ 4000 series mới nhất vừa được ASUS ra mắt tại thị trường Việt Nam ngày 29/6.
Từ giờ, bạn nên bảo quản sữa tươi trong tủ lạnh thường xuyên hơn nếu biết được sự thật này.
Hôm nay 30/6, Google đã tôn vinh Marsha P. Johnson – nhà hoạt động vì cộng đồng người chuyển giới trên Doodle. Đây là người tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới cho cộng đồng LGBT, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi.
Chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai (29/6) thông báo đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok, Shareit, Mi Video Call, Club Factory và Cam Scanner vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới.
Facebook tuần trước đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ đến từ các thương hiệu lớn, kêu gọi tẩy chay nền tảng vì kiểm duyệt kém khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ. Tuy vậy, thiệt hại không bao gồm một phía.