Những thay đổi của tiểu cầu trong máu được kích hoạt bởi COVID-19 có thể góp phần gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác ở một số bệnh nhân mắc bệnh.
Theo các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Đại học Y tế Utah, các protein gây viêm trong quá trình nhiễm COVID-19 có thể làm thay đổi đáng kể chức năng của tiểu cầu, khiến chúng tăng động đột ngột, từ đó có xu hướng hình thành cục máu đông nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao.
Việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân cơ bản của những thay đổi này có thể là tiền đề để tìm ra các phương pháp điều trị ngăn chặn tình trạng đó xảy ra ở bệnh nhân COVID-19.
“Phát hiện của chúng tôi bổ sung một phần quan trọng trong tác động mới lạ của COVID-19”, tiến sĩ Robert A. Campbell cho biết. “Chúng tôi thấy rằng, tình trạng viêm và thay đổi hệ thống miễn dịch do nhiễm trùng đang ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của tiểu cầu, khiến chúng kết tập nhanh hơn, điều này có thể giải thích tại sao chúng ta thấy số lượng cục máu đông tăng lên ở bệnh nhân COVID-19”, vị tiến sĩ nói thêm.
Bằng chứng mới này cho thấy, COVID-19 có liên quan đến chứng tăng nguy cơ đông máu, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và suy nội tạng ở một số bệnh nhân, đặc biệt là ở những người có vấn đề y tế tiềm ẩn như tiểu đường, béo phì hoặc huyết áp cao.
Để tìm hiểu những gì có thể xảy ra, các chuyên gia đã nghiên cứu 41 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Đại học Utah ở Salt Lake City. Có 17 trong số những bệnh nhân này đang điều trị ICU (chăm sóc đặc biệt), trong đó có 9 người đang thở máy.
Họ so sánh máu của những bệnh nhân này với các mẫu được lấy từ những người khỏe mạnh phù hợp với độ tuổi và giới tính.
Sử dụng công nghệ phân tích gen khác biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19 dường như đã kích hoạt những thay đổi di truyền trong tiểu cầu.
Các chuyên gia đã nghiên cứu hiện tượng kết tập tiểu cầu, một thành phần quan trọng của sự hình thành cục máu đông và quan sát thấy nhờ COVID-19 mà tiểu cầu được kết tập dễ dàng hơn.
Họ cũng lưu ý rằng, những dấu hiệu này làm thay đổi đáng kể cách thức tiểu cầu tương tác với hệ thống miễn dịch, có khả năng góp phần gây viêm đường hô hấp, từ đó có thể dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng hơn.
Đáng ngạc nhiên, Campbell và các đồng nghiệp đã không phát hiện ra bằng chứng về virus trong phần lớn tiểu cầu, cho thấy rằng nó có thể thúc đẩy các thay đổi di truyền trong các tế bào này một cách gián tiếp.
Một cơ chế có thể là do viêm, theo tiến sĩ Bhanu Kanth Manne – một trong những tác giả chính của nghiên cứu này nhận định.
Về lý thuyết, tình trạng viêm gây ra bởi COVID-19 có thể ảnh hưởng đến megakaryocytes- là dạng tế bào sản xuất tiểu cầu. Kết quả là những thay đổi di truyền quan trọng được truyền từ megakaryocytes đến tiểu cầu, do đó làm cho tiểu cầu trở nên tăng động đột ngột.
Trong các nghiên cứu về ống nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra rằng, tiểu cầu từ bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 phản ứng với thuốc aspirin đã ngăn chặn sự tăng động này.
Phát hiện này cho thấy thuốc aspirin có thể cải thiện kết quả. Tuy nhiên, điều này sẽ cần nghiên cứu thêm trong các thử nghiệm lâm sàng. Hiện tại, Campbell cảnh báo không nên sử dụng aspirin để điều trị COVID-19 trừ khi được bác sĩ khuyên dùng.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng đang bắt đầu tìm kiếm các phương pháp điều trị có thể khác.
“Có những quá trình di truyền có thể nhắm mục tiêu ngăn chặn tiểu cầu bị tăng động, mà chúng ta chưa thể khám phá. Nếu chúng ta có thể tìm ra cách COVID-19 tương tác với megakaryocytes hoặc tiểu cầu, thì chúng ta có thể ngăn chặn sự tương tác đó và giảm nguy cơ phát triển cục máu đông”, ông Campbell Campbell nói thêm.
Công trình này với tiêu đề “Biểu hiện và chức năng gen tiểu cầu ở bệnh nhân COVID-19” được nghiên cứu vào ngày 23/6, sau đó được công bố trên Blood- một tạp chí của Hiệp hội huyết học Hoa Kỳ vào ngày 30/6.
Có lẽ bài học đắt đỏ từ Facebook đã khiến bộ sậu Google phải đưa ra quyết định này một cách dứt khoát và nhanh chóng.
Loạt sản phẩm Vivobook, VivoBook S, TUF Gaming A15/A17, ROG Zephyrus G15 và ROG Zephyrus G14 trang bị vi xử lý AMD® Ryzen™ 4000 series mới nhất vừa được ASUS ra mắt tại thị trường Việt Nam ngày 29/6.
Từ giờ, bạn nên bảo quản sữa tươi trong tủ lạnh thường xuyên hơn nếu biết được sự thật này.
Hôm nay 30/6, Google đã tôn vinh Marsha P. Johnson – nhà hoạt động vì cộng đồng người chuyển giới trên Doodle. Đây là người tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới cho cộng đồng LGBT, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi.
Chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai (29/6) thông báo đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok, Shareit, Mi Video Call, Club Factory và Cam Scanner vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới.
Facebook tuần trước đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ đến từ các thương hiệu lớn, kêu gọi tẩy chay nền tảng vì kiểm duyệt kém khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ. Tuy vậy, thiệt hại không bao gồm một phía.
Apple đã ra mắt phiên bản beta cho hệ điều hành iOS 14 với điểm nhấn lớn là mang đến tính năng xem video dạng ảnh-trong-ảnh, và đang được người dùng Youtube hưởng ứng nhiệt liệt.
Chiếc khẩu trang C-Mask không chỉ giúp bảo vệ người dùng tránh sự lay nhiễm Covid-19 mà còn hỗ trợ dịch thuật sang 8 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Việt.
Từ ngày 1/7/2020 Văn phòng Chính phủ sẽ triển khai 6 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry, các nhà nghiên cứu London, Anh phát hiện rằng, một số bệnh nhân Covid-19 nhập viện có dấu hiệu nhầm lẫn, thay đổi hành vi và mắc phải các biến chứng não khác, bao gồm đột quỵ, rối loạn tâm thần và hội chứng giống chứng mất trí nhớ. Điều này làm tăng mối lo ngại về tác động tiềm tàng của Covid-19 ở một số bệnh nhân.