Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.
Nhiệt độ cao kỷ lục này được đo tại thị trấn Verkoyansk của Nga hôm thứ Bảy tuần trước (20/6) trong một đợt nắng nóng kéo dài, cùng với sự gia tăng các vụ cháy rừng, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết.
Khu vực phía đông Siberia được biết đến với nhiệt độ khắc nghiệt cả trong mùa đông lẫn mùa hè, phát ngôn viên của WMO- cô Clare Nullis nói với các phóng viên ở Geneva.
“Nhiệt độ trên 30 độ C vào tháng 7 không phải là bất thường, nhưng rõ ràng đạt tới 38 độ C là điều đặc biệt. Trên ảnh vệ tinh, thị trấn Verkoyansk được đánh dấu dấu tròn màu đỏ”, cô nói.
Clare Nullis còn chia sẻ rằng: “Tình hình rất đáng kinh ngạc và lo ngại”.
Bên cạnh đó, một nhóm đánh giá phản ứng nhanh WMO đã tạm thời chấp nhận việc thị trấn Verkoyansk đạt nhiệt độ cao kỷ lục là “một quan sát hợp pháp”.
Nhưng Clare Nullis nhấn mạnh rằng, việc xác minh toàn diện vấn đề này là một quá trình dài, mất khá nhiều thời gian.
Cơ quan giám sát môi trường và khí tượng thủy văn (Roshydromet) của Nga cho biết, nhiệt độ trên 31 C đã được ghi nhận tại trạm Verkhoyansk kể từ ngày 18/6, đạt cực đại ở mức 38 C vào ngày 20/6.
“Đây là mức nhiệt độ cao nhất từng được đo tại trạm này kể từ khi trạm đo hoạt động vào cuối thế kỷ 19”, Marina Makarova cho biết.
Nhóm WMO hiện đang tìm kiếm, xác nhận chi tiết về các phép đo nhiệt độ tại thị trấn này.
Nếu được xác nhận, cơ quan Liên Hợp Quốc sẽ chuyển dữ liệu đến Bộ phận Lưu trữ thời tiết và khí hậu cực đoan của mình để xác minh, xem liệu mức nhiệt độ này có được ghi vào sách kỷ lục Guinness Thế giới hay không.
Cho đến nay, trong sách kỷ lục Guinness về thời tiết và khí hậu cực đoan vẫn chưa có một danh mục nào nói về sức nóng ở phía bắc vùng Bắc Cực.
“Chúng tôi hiện đang tích cực xem xét việc thiết lập danh mục mới này”, Clare Nullis nói thêm.
Nhiệt độ tăng vọt ở Bắc Cực là dấu hiệu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra, ngay cả khi thế giới đã chuyển sự chú ý sang đại dịch Covid-19 đã và đang lây lan trên khắp toàn cầu.
“Nhiệt độ đang tăng lên. Chúng tôi đang chứng kiến những sự kiện thời tiết cực đoan đang diễn ra”, Clare Nullis nhận định.
Bắc Cực là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên thế giới, mức nóng lên gấp đôi mức trung bình toàn cầu.
Siberia dù được xem là nơi có nhiều băng vĩnh cửu của Trái đất, nhưng gần đây nơi này đã chứng kiến mức tăng nhiệt độ đột ngột.
Nhiệt độ ở đó tăng vọt 10 C so với mức trung bình tháng trước, khiến nhiệt độ toàn cầu trong tháng 5 lên mức cao nhất, theo mạng lưới theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (C3S) cho hay.
Trên toàn cầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất trong 12 tháng tính đến tháng 5/ 2020 tăng gần bằng 1,3 C so với giai đoạn trước, theo dữ liệu của C3S được công bố đầu tháng này.
Cũng Theo Thỏa thuận Paris 2015, gần 200 quốc gia đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất xuống “dưới mức” 2 độ C và tới 1,5 độ C nếu có thể.
Đợt nóng trên khắp các vùng Siberia và Alaska đang gây ra báo động đặc biệt, vì các khu vực này đã bị nhấn chìm bởi đám cháy rừng lớn vào năm ngoái do nhiệt độ nóng kỷ lục gây ra.
Số lượng và cường độ các vụ cháy rừng ở phía đông bắc Siberia và Bắc Cực đã tiếp tục gia tăng trong những ngày gần đây, Copernicus nói thêm.
(Theo Sciencealert)
Năm 2020, vệ tinh quan sát mặt trời của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory (SDO) kỷ niệm 10 năm hoạt động trên vũ trụ, với sứ mệnh chính là thăm dò, nghiên cứu, quan sát Mặt trời.
Việc tìm kiếm hóa thạch cổ trên các địa hình khác nhau là bài toán nan giải với giới khoa học. Và giờ đây, một máy bay không người lái hexacopter tự trị mới có thể giúp đỡ, vì nó sử dụng tia laser để săn lùng hóa thạch vào ban đêm.
Các nhà khoa học Nga, Đức và Pháp đã nghiên cứu về cảnh quan vùng đất ngập nước trên Trái đất. Công trình chung cho thấy vai trò của các mỏ than bùn lớn đến mức nào trong việc hấp thụ carbon (một trong những thành phần chính của khí nhà kính) và làm mát hành tinh.
Chiều 21/6 người dân ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực vành khuyên siêu hiếm, phải mất 11 năm mới xuất hiện 1 lần.
Hai vận động viên tham gia Giải Ultra Trail Dalat 2020 bị tai nạn do mưa lớn nhưng vẫn cố vượt suối đã bị lũ cuốn trôi, một người chết, một người mất tích đã đặt câu hỏi về kỹ năng của những vận động viên chuyên nghiệp đang tham gia giải, bởi cả 2 đều đang tham gia cuộc thi với cự ly 100km.
Với sự trợ giúp của mô hình 3D và công nghệ học máy, các nhà khoa học quốc tế đã giải quyết được bí ẩn của những trận động đất nhỏ thường xuyên âm ỉ dưới Cahuilla, California từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2019.
Thiết bị bay không người lái (drone) thổi bong bóng phấn hoa một ngày nào đó có thể giúp nông dân thụ phấn cho cây trồng một cách dễ dàng hơn.
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy sự cô đơn có thể liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19 đặc biệt là ở những quốc gia phát triển
Khi Planet mua vệ tinh SkySat từ Google vào năm 2017, công ty đã đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp hình ảnh vệ tinh nhanh nhẹn và toàn diện nhất thế giới. Giờ đây, điều đó đang trở nên gần gũi hơn.
Chiến mã là giống ngựa có thể trạng cao to, bền, tốc độ nhanh và thân hình cân đối đẹp đẽ… Tuy vậy vẫn có những cá biệt như giống ngựa Mông Cổ nổi danh trong lịch sử.