“Dế” nội phải mở lối đi riêng

Nếu 2010 được xem là thời kì hoàng kim của điện thoại thương hiệu Việt thì 2012 lại là một năm vật lộn sống chết đầy khó khăn đối với các nhà sản xuất điện thoại di động trong nước trước sự xâm nhập ào ạt của smartphone từ. Tiếp tục bước đi hay bỏ cuộc chơi chấp nhận khai tử, đây sẽ là những bước đi mang tính quyết định. Liệu rằng tương lai điện thoại di động thương hiệu Việt sẽ đi đâu về đâu, có được 1 thị phần rộng hơn trong năm mới?

“Dế” nội phải mở lối đi riêng - 8pzhq1hb

Xuống dốc

Nổi lên nhờ những mẫu điện thoại phổ thông (feature phone) giá rẻ, hai sim hai sóng rất hợp với nhu cầu sử dụng của đa phần người dùng phổ thông tại Việt Nam từ những năm về trước, lần lượt các hãng điện thoại thương hiệu Việt ra đời cùng nhiều mẫu mã đa dạng với mục đích nhanh chóng chiềm lĩnh thị phần cho riêng mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Sự góp mặt của trên thị trường di động Việt của Q-Moblie, FPT Moblie, Avio, Mobistar, Mobell… đã làm thị trường sinh động hơn. Những thành công gặt hái được ban đầu đang mở ra một tia hi vọng cho nhãn hàng “Made in Viet Nam”. Theo nghiên cứu của IDC thì thị phần điện thoại di động thương hiệu Việt năm 2010 đã chiếm đến 24%, một con số không hề khiêm tốn khi mà những sản phẩm này ra đời đã đánh trúng tâm lý của người dùng. Đây lại là một điểm thiếu sót trong chiến lược của các ông lớn công nghệ nước ngoài như LG, Nokia, Samsung… khi xâm nhập vào thị trường Việt. Nhưng thời thế đã đổi thay. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phổ biến của internet cũng như mạng 3G, đời sống và nhu cầu của người dùng cũng bắt đầu chuyển hướng. Một chiếc điện thoại sử dụng không chỉ là để nghe gọi mà nhu cầu giải trí đang đặt lên hàng đầu. Lướt web, mạng xã hội, tìm hiểu nhiều thông tin khác trên một chiếc điện thoại cảm ứng, đa tính năng dường như là tâm lý muốn có của rất nhiều người dùng nói chung, không chỉ là các bạn sinh viên học sinh mà kể cả các bậc phụ huynh nữa. Và đó cũng là cái lẽ thường tình của quy luật phát triển, có điều là nó đến sớm hay muộn mà thôi. Rõ ràng với Việt Nam, chúng ta đang thấy được điều đó một cách khá rõ ràng với tốc độ nhanh chóng thông qua nhu cầu của người dùng cũng như bộ mặt điện thoại thương hiệu Việt đang lao dốc không phanh trong thời gian gần đây. Giảm xuống thị phần còn lại 21% với điện thoại thương hiệu Việt  trong năm 2011, và 2012 thì con số đó chỉ là 10%. Không chỉ vậy, ngay tại phân khúc điện thoại thường, các thương hiệu Việt cũng đã “đuối sức” khi những ông lớn trong ngành công nghiệp điện thoại như Nokia, Samsung, LG… tấn công phân khúc giá rẻ. Có thể kể đến những chiếc điện thoại 2 SIM 2 sóng của Nokia như X1 giá chưa đến 1 triệu đồng nhưng đã tích hợp đầy đủ các chức năng nghe nhạc, FM và thời gian đàm thoại lâu…

“Dế” nội phải mở lối đi riêng - hje82nn5


Hi vọng smartphone giá rẻ

Các hãng điện thoại thương hiệu Việt đang đứng trước tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” giữa chấp nhận khai tử hay chuyển hướng kinh doanh để tìm kiếm tia hi vọng mới. Đã có một vài cái tên như Hi-Mobile của HiPT, BlueFone của Tập đoàn CMC… đã phải bỏ cuộc chơi giữa chừng, F-mobile, Mobiistar và Q-mobile đang mờ nhạt dần và phải co cụm lại trên thị trường di động Việt, đặc biệt phân khúc điện thoại giá rẻ, một  thị trường mà điện thoại thương hiệu Việt từng chiếm ưu thế so với hàng ngoại. Những cái tên còn đứng trụ lại sẽ chuyển hướng sang thị trường smartphone giá rẻ. Vẫn là giá rẻ và đa tính năng, tất nhiên, đó là chiến lược phải đi lúc này nếu muốn tồn tại. Bởi kinh doanh điện thoại thường giá rẻ không còn là xu hướng nữa, nhưng nếu tập trung đầu tư vào smartphone cấu hình cao, đắt giá thì chắc chắn một điều rằng sẽ không thể cạnh tranh với những tên tuổi lớn ngoài nước như Apple, Nokia, Samsung, LG, HTC… bởi thương hiệu, dây chuyền công nghệ, kinh nghiệm, cũng như đội ngũ kỹ sư của Việt Nam chưa thể so sánh với những tên tuổi ấy được. Nhưng liệu smartphone giá rẻ có đem lại tia hi vọng nào để cứu vớt cho điện thoại thương hiệu Việt? Khó khăn vẫn chồng chất những khó khăn, những mẫu smartphone giá dưới 3 triệu đồng chạy hệ điều hành android lần lượt được Q-Mobile, FPT, Mobiistar… tung ra thị trường nhưng vẫn đang gian nan để tìm một chỗ đứng vững chắc. Những chiếc smartphone nhãn Việt như F-mobile F5, Q-mobile S10, Mobistar S01 hay FPT HD cũng đã để lại được những ấn tượng nhất định cho người dùng trong phân khúc smartphone giá rẻ. Nhưng sự cạnh tranh gay gắt về tính năng, cấu hình lẫn mức giá từ những cái tên như Nokia C5, Samsung Galaxy Y, LG Optimus Me P350… cũng khiến các mẫu này không tăng trưởng như các nhà sản xuất kỳ vọng. Sự đe dọa của các ông lớn luôn hiện hữu cho dù ở phân khúc thị trường nào, liệu có lối đi riêng nào cho điện thoại thương hiệu Việt?

“Dế” nội phải mở lối đi riêng -


Tìm một lối đi riêng

Nhìn thực tế, những mẫu điện thoại Việt sản xuất gần như ăn theo kiểu dáng thiết kế của những ông lớn như Nokia, Blackberry…, các nhà sản xuất vẫn chưa tìm được nét riêng của điện thoại Việt. “Chạy theo thị hiếu mà chưa có những cái nhìn sâu sắc, điều này cũng dễ hiểu khi các hãng điện thoại Việt vẫn chưa có đội ngũ thiết kế-phát triển đúng nghĩa mà chỉ là đặt mẫu của những OEM Trung Quốc”, một chuyên gia nhận định. “Cần phải xây dựng thương hiệu, tăng cường chất lượng sản phẩm, một thiết kế riêng, gắn chặt khách hàng với sản phẩm của họ thông qua các dịch vụ của hãng bằng những ứng dụng đáng tin cậy. Chăm sóc khách hàng của mình một cách chu đáo, bảo hành tận tình, và có những khuyến nghị đúng đắn cho khác hàng khi mua dùng sản phẩm. Nói tóm lại là phải xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình như các hãng công nghệ lớn trên thế giới đã và đang làm. Đó mới là con đường thành công lâu dài”, chuyên gia này nói thêm. Nhưng tìm một lối đi riêng không phải là điều giản đơn trong bối cảnh này và điều kiện thực tế từ vốn, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ kỹ sư chưa cho phép các hãng đi theo một chiến lược dài như vậy. Thị trường đang ngày một bão hòa khiến smartphone thương hiệu Việt chưa thể cất cánh được. Trong sự mù mịt ấy, chúng ta vẫn hi vọng tiềm năng và sự đột phá từ con người Việt sẽ được chứng tỏ.    


Quốc Việt
Thế Giới Số 161+162 – Ngày 21.1.2013

Khác biệt về kiến trúc trụ sở của Apple và Google thực sự nói lên điều gì

Tuần trước, Google đã tung ra một minh họa về trụ sở của công ty này sắp tới, một khu liên hợp gồm 9 tòa nhà hình chữ nhật, phần lớn được tô điểm bằng các mái màu xanh lá cây, và tất cả đều được kết nối bằng một loạt con đường dành cho người đi bộ nền cao.

30 dự đoán công nghệ khiến 2013 hấp dẫn

Những thiết bị công nghệ đình đám được giới thiệu, những xu hướng mới được tạo ra, những đối thủ tiếp tục cạnh tranh, những ứng dụng đột phá tiếp tục được phát triển… và đó sẽ là những điểm nhấn công nghệ sẽ định nghĩa năm 2013.

Tất tật những sản phẩm “nóng” nhất tại MWC 2013

Mobile Congress 2013 – Triển lãm công nghệ di động lớn nhất thế giới là nơi trình diễn những sản phẩm và các sáng tạo mới nhất. Chúng ta hãy cùng điểm lại các sản phẩm và các sáng tạo “nóng” tại MWC năm nay:

Apple sẽ chuyển sang “đại bản doanh” phi thuyền từ năm 2016

Tim Cook, CEO Apple khẳng định trụ sở mới của công ty với thiết kế độc đáo như một phi thuyền không gian, vốn là sản phẩm trí tuệ của “huyền thoại” Steve Jobs, sẽ được xây dựng và hoàn thành vào năm 2016.

Samsung tấn công “thành trì” của Apple, BlackBerry

Việc phát triển thiết bị di động cho doanh nghiệp vốn được xem là “thành trì” của Apple và BlackBerry… Đầu tuần này, hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đã trình làng dịch vụ mới có thể giành chiến thắng trước Apple và BlackBerry trong mảng phát triển di động cho doanh nghiệp. Dịch vụ mới mang tên Samsung Knox.

Thị trường Antivirus 2012, buồn vui lẫn lộn

Năm 2012 chứng kiến nhiều sự đổi mới từ các nhà cung cấp phần mềm Antivirus, an toàn hơn, bảo mật hơn và có nhiều tùy chọn cho người dùng từ phần mềm miễn phí cho đến loại phải trả phí. Nhưng liệu chỉ phẩn mềm Antivirus thôi đã đủ an toàn trước mối đe dọa đến từ Internet. Chúng ta thử nhìn lại bức tranh toàn cảnh của thị trường Antivirus trên toàn cầu cũng như trong nước trong năm 2012 này.

Tri ân khách hàng – AMD tặng game cho người mua card đồ họa

Crysis 3, BioShock Infinite, DmC Devil May Cry là những tựa game sẽ được tặng kèm cho khách hàng trong gói khuyến mãi lần này, tùy thuộc vào dòng sản phẩm HD 7900 hay HD 7800. Khi mua 1 sản phẩm card đồ họa mới thuộc 2 nhóm sản phẩm này, người dùng sẽ được tặng 2 trong số 3 tựa game được thiết kế tương thích tốt với công nghệ của AMD kể trên.

Những thiết bị đáng chú ý nhất MWC 2013 ngày đầu

Ngày khai màn chính thức của triển lãm di động thường niên lớn nhất thế giới đã ghi dấu với hàng loạt thông báo đáng chú ý từ Nokia, LG, Huawei, Mozilla hay Sony.

Firefox OS mạo hiểm chạy đua không phải vì tiền!

Mozilla, nhà sản xuất trình duyệt Internet nổi tiếng Firefox, đã bắt đầu thách thức Google và Apple trên thị trường hệ điều hành dành cho smartphone. Tuy vậy, cuộc “viễn chinh” đầy cam go của Mozilla không bắt đầu vì tiền!

Công nghệ 2013: nhiều đổi thay, lắm bùng nổ

Kết thúc 2012 với nhiều điều hứa hẹn cho xu hướng công nghệ của năm tới. Mọi thứ đã bắt đầu được hâm nóng lên trong làng công nghệ máy tính với sự ra đời của Windows 8 và khái niệm Ultrabook. Phải chăng, nền tảng máy tính sẽ có một bước ngoặt lớn trong năm tới? Chúng ta sẽ được thấy những mẫu máy tính cá nhân xuất hiện với những yếu tố, hình thức và giá trị mới?