Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký tại Quyết định 749/QĐ-TTg.

Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình hướng tới mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.

Về phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025, Chương trình xác định: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Bên cạnh đó, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ý doanh  nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát  triển kinh tế – xã hội. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; và Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 là đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Cùng với đó, Chương trình cũng hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Với phát triển Xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 bao gồm: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Thủ tướng Chính phủ cũng xác định rõ 6 quan điểm, cách tiếp cận của Chương trình, trong đó: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Trên quan điểm đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai nhằm tạo nền móng chuyển đổi số. Cụ thể, Chương trình xác định, cần chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ điểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao.

Triển khai các nhiệm vụ nêu trên, Chương trình cũng đồng thời đưa 4 giải pháp cụ thể: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số để truyền cảm hứng, đi tiên phong; Xây dựng bộ nhận diện chung cho Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Mỗi địa phương chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.

Về kiến tạo thể chế, theo Chương trình, nhiệm vụ này cần được triển khai theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh, bao gồm: Chấp nhận thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số; xây dựng khung pháp lý thử nghiệm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh.

Cùng với đó, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về CNTT và truyền thông; Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số; Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên ngành theo hướng tăng nặng mức và hình phạt cho các hành vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch trên không gian mạng.

Chương trình cũng đưa ra một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

Về cơ chế điều phối triển khai Chương trình, quyết định của Thủ tướng nêu rõ, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, điều phối chung việc triển khai hoạt động chuyển đổi số trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

Trong quá trình triển khai, trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

Ô Lâu (theo Mic.gov.vn)

Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký tại Quyết định 749/QĐ-TTg.

Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình hướng tới mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.

Về phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025, Chương trình xác định: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Bên cạnh đó, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ý doanh  nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát  triển kinh tế – xã hội. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; và Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 là đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Cùng với đó, Chương trình cũng hướng tới mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI), nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Với phát triển Xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 bao gồm: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Thủ tướng Chính phủ cũng xác định rõ 6 quan điểm, cách tiếp cận của Chương trình, trong đó: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Trên quan điểm đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai nhằm tạo nền móng chuyển đổi số. Cụ thể, Chương trình xác định, cần chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ điểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao.

Triển khai các nhiệm vụ nêu trên, Chương trình cũng đồng thời đưa 4 giải pháp cụ thể: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số để truyền cảm hứng, đi tiên phong; Xây dựng bộ nhận diện chung cho Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Mỗi địa phương chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.

Về kiến tạo thể chế, theo Chương trình, nhiệm vụ này cần được triển khai theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh, bao gồm: Chấp nhận thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số; xây dựng khung pháp lý thử nghiệm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh.

Cùng với đó, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về CNTT và truyền thông; Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số; Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên ngành theo hướng tăng nặng mức và hình phạt cho các hành vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch trên không gian mạng.

Chương trình cũng đưa ra một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

Về cơ chế điều phối triển khai Chương trình, quyết định của Thủ tướng nêu rõ, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, điều phối chung việc triển khai hoạt động chuyển đổi số trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

Trong quá trình triển khai, trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết có sự thay đổi thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

Ô Lâu (theo Mic.gov.vn)

Apple đồng ý thay thế màn hình iPhone 11 Pro bị ám xanh

Sau nhiều người dùng phản ánh về việc màn hình trên thế hệ iPhone 11 Pro và 11 Pro Max bị ám xanh nặng, Apple mới đây đã xác nhận vấn đề và chấp thuận để các Apple Store tiến hành thay thế.

Apple đồng ý thay thế màn hình iPhone 11 Pro bị ám xanh

Sau nhiều người dùng phản ánh về việc màn hình trên thế hệ iPhone 11 Pro và 11 Pro Max bị ám xanh nặng, Apple mới đây đã xác nhận vấn đề và chấp thuận để các Apple Store tiến hành thay thế.

Google Current tái xuất trong vai trò mạng xã hội cho doanh nghiệp

Google chính thức trở lại với mạng xã hội khi “hồi sinh” Google Plus đã được hãng cải thiện mọi mặt và hướng đến đối tượng người dùng doanh nghiệp với một tên gọi mới là Google Current.

Google Current tái xuất trong vai trò mạng xã hội cho doanh nghiệp

Google chính thức trở lại với mạng xã hội khi “hồi sinh” Google Plus đã được hãng cải thiện mọi mặt và hướng đến đối tượng người dùng doanh nghiệp với một tên gọi mới là Google Current.

Không tương thích Windows 10 mới, bộ nhớ của Intel không thể hoạt động

Bản Windows 10 cập nhật tháng 5 vừa qua không tương thích với các dòng bộ nhớ Optane Memory thế hệ đầu tiên của Intel. Hiện Intel đã làm việc với Microsoft để khắc vụ lỗi kỹ thuật này.

Không tương thích Windows 10 mới, bộ nhớ của Intel không thể hoạt động

Bản Windows 10 cập nhật tháng 5 vừa qua không tương thích với các dòng bộ nhớ Optane Memory thế hệ đầu tiên của Intel. Hiện Intel đã làm việc với Microsoft để khắc vụ lỗi kỹ thuật này.

Nokia 5.3 ra mắt với camera dạng tròn, giá 4 triệu đồng

Smartphone tầm trung mới nhất của HMD Global, Nokia 5.3 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 7/6, nổi bật với màn hình kích thước lớn, bộ vi xử lý Snapdragon 665, cụm camera chính với 4 ống kính hỗ trợ nhiều chế độ chụp.

Chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu sẽ ra sao sau đại dịch?

Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ có những thay đổi lớn sau đại dịch COVID-19, bởi những điểm yếu lâu năm đã bị phơi bày.

Úc cam kết hỗ trợ Việt Nam 10,5 triệu AUSD để ứng phó lâu dài với COVID-19

Hôm nay 6/6, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie đã gặp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng để gửi lời chúc mừng của Australia về những thành tựu chống COVID-19 xuất sắc của Việt Nam đồng thời cam kết hỗ trợ 10,5 triệu AUSD cho những nỗ lực phục hồi và ứng phó lâu dài của Việt Nam.

Dòng chảy số: Đề xuất nhập số CMND khi nạp card điện thoại

Kiến nghị nạp tiền điện thoại cần CMND, iPhone đồng loạt giảm giá, người thừa kế tập đoàn Samsung đề nghị bị bắt giữ… là những tin chính của Dòng Chảy Số của Thế Giới Số tuần này.