Ngày 3/6, Gojek, ứng dụng gọi xe phổ biến tại Đông Nam Á ra thông báo về việc Facebook và PayPal trở thành những nhà đầu tư mới nhất, hỗ trợ tập trung đẩy mạnh thanh toán kỹ thuật số.
TechCrunch hôm nay đưa tin, hai gã khổng lồ công nghệ là Facebook và PayPal đã tham gia vào vòng tài chính Series F, đầu tư tổng số tiền hơn 3 tỷ đô la cho Gojek, cùng Google, Tencent và nhiều công ty khác để trở thành những nhà đầu tư mới nhất của tập đoàn.
Theo đó, khoản đầu tư mới này sẽ hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á của Gojek, với trọng tâm là hỗ trợ các dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài chính trong khu vực.
Dịch vụ thanh toán số của Gojek là GoPay, tập trung vào nền kinh tế kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), khi đa phần các doanh nghiệp chủ yếu duy trì hoạt động dựa trên tiền mặt và chưa có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.
Khoản đầu tư mới nhất này được dự đoán hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp khi họ tìm cách chuyển sang hoạt động số, từ những quầy hàng trên đường phố cho đến các doanh nghiệp lớn đang tìm cách tăng cường cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số.
GoPay hiện là ví điện tử lớn nhất ở Indonesia. Phần lớn giao dịch trong số này đến từ dịch vụ giao nhận đồ ăn GoFood, và đang được mở rộng sang các lĩnh vực khác trong và ngoài hệ sinh thái Gojek.
Đối với Facebook, đây là lần đầu tiên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới đầu tư vào một doanh nghiệp có trụ sở chính tại Indonesia.
Với Paypal, thỏa thuận thương mại giúp các tính năng thanh toán của PayPal sẽ được tích hợp vào các dịch vụ của Gojek, cho phép khách hàng của GoPay có quyền truy cập vào mạng lưới hơn 25 triệu đối tác nhà hàng của PayPal trên toàn thế giới.
Ông Matt Idema, Giám đốc vận hành của WhatsApp cho biết: “Gojek, WhatsApp và Facebook là những dịch vụ phổ biến ở Indonesia. Hợp tác cùng nhau, chúng tôi có thể giúp đưa hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và khách hàng mà họ đang phục vụ tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á”.
Ông Farhad Maleki, Trưởng Bộ phận Phát triển Doanh nghiệp và Đầu tư Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của PayPal cho biết: “Đông Nam Á đang ở thời điểm bước ngoặt trong việc áp dụng kỹ thuật số, nhằm tạo ra những cơ hội mới để cung cấp các dịch vụ tài chính cho các nhà hàng và khách hàng vốn trước kia chưa có cơ hội tiếp cận với các ngân hàng”.
Google và Tencent đầu tư vào Gojek kể từ năm 2018 và đã hợp tác với Gojek trong nhiều dự án tại quê nhà Indonesia và các quốc gia khác trên toàn cầu.
Ảnh: Bay IsMoyo.
Tại Việt Nam, Gojek đầu tư và phát triển ứng dụng gọi xe ôm với tên Go-Viet. Với vòng gọi vốn thành công, tập trung vào khả năng thanh toán kỹ thuật số, Gojek dấy lên hoài nghi về việc ứng dụng này sẽ tích hợp sớm việc thanh toán qua ví điện tử cho người dùng, thay vì tiền mặt như hiện tại.
Trao đổi với phát ngôn viên của GoViet, người này chia sẻ: “Chúng tôi đang tìm hiểu về các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, và sẽ sớm thông báo về vấn đề này. Chúng tôi tin rằng, các dịch vụ này sẽ hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.”
Khi được hỏi về ví điện tử nào sẽ được Go-Viet hợp tác để thanh toán không tiền mặt cho người dùng Việt Nam, phát ngôn viên nói sẽ có thông báo sớm trong thời gian tới.
Hiện những ví điện tử phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Momo, ViettelPay, Bankplus, Ví Việt, VTC Pay, Moca, WePay, Zalo Pay, Smartpay, Payoo, Ngân lượng, VnMart, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay…
Trong đó, ví Moca được sử dụng bởi Grab – ứng dụng gọi xe ôm có thị phần cao nhất (thống kê bởi ABI Research), ứng dụng Be – vị trí thứ 2 sử dụng ví Smartpay. Go-Viet hiện chiếm thị phần thứ 3 và chỉ cho phép người dùng thanh toán bằng tiền mặt.
Bên cạnh phiên bản thuộc dòng CPU Intel Core thế hệ 11, dòng card đồ họa đầu tiên do Intel sản xuất là Xe DG1 mới đây cũng đã lộ điểm hiệu năng.
Ngày 2/6, tập đoàn Navigos Group đã phát hành Báo cáo “Thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin” thập niên 2010 – 2020, đồng thời công bố trang tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks InTECH dành riêng cho lĩnh vực CNTT.
Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 trên các dịch vụ di chuyển, Grab vừa ra mắt giải pháp GrabProtect bao gồm các tính năng an toàn mới, bộ quà tặng an toàn và các cập nhật về chính sách an toàn trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Giống như người anh em A92 ra mắt hôm qua, A52 sở hữu màn hình kích thước lớn, màn hình chấm O và viên pin lớn 5.000 mAh.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4287/VPCP-KSTT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về Đề án tái cấu trúc hạ tầng CNTT, xây dựng một số nền tảng dùng chung phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu cho Chính phủ điện tử.
Nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vivo chính thức ra mắt flagship 5G X50 với màn hình đục lỗ và cụm camera chính có khả năng siêu chống rung.
Với làn sóng biểu tình đang lan rộng tại Mỹ, các sự kiện ra mắt máy game Sony PS5, hệ điều hành Android 11 của Google, các tựa game mới của EA… đã phải thông báo hủy bỏ.
Điều đó gần như là chắc chắn khi thông tin chi tiết về dòng chip SoC đầu tiên dành cho smartphone AMD Ryzen C7 đã được tiết lộ.
Cả 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone đã cùng ra thông báo về việc dừng bán SIM hòa mạng và dừng quyền đấu nối số thuê bao các đại lý kể từ tháng 6/2020.
Ngày 1/6, smartphone tầm trung mới nhất Oppo A92 chính thức lên kệ tại Việt Nam, tiếp nối các thế hệ dòng OPPO A Series.