Ví điện tử MoMo và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) đã chính thức hợp tác toàn diện và triển khai kênh thanh toán chiến lược.
Theo đó, khách hàng của AIA Việt Nam sẽ có thêm một kênh thanh toán phí bảo hiểm trực tuyến nhanh chóng, an toàn ngay trên Ví điện tử MoMo như: Phí bảo hiểm lần đầu, phí tái tục,…. Hợp tác này nằm trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng số hóa nhằm để mang đến cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhiều lựa chọn và trải nghiệm tốt nhất. Sau khi đăng nhập ứng dụng Ví MoMo, khách hàng chọn logo AIA trên màn hình chính, nhập số hợp đồng, chọn loại phí cần đóng và xác nhận thanh toán là hoàn tất.
Đặc biệt, chỉ cần một lần đóng phí bằng Ví MoMo, ở những kỳ phí tiếp theo, hệ thống của Ví MoMo sẽ tự động cập nhật thông tin hợp đồng và nhắc khách hàng đóng phí khi gần đến hạn. Nhờ tính năng tiện lợi này, khách hàng sẽ không còn lo lắng việc quên hạn đóng phí tái tục hợp đồng bảo hiểm. Trong tương lai, Ví MoMo sẽ có thêm tính năng tự động trích tiền từ tài khoản để đóng phí theo thiết lập của khách hàng.
Ông Đỗ Quang Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ví điện tử MoMo, cho biết: “Đây là cơ sở để mở rộng quan hệ lâu dài, sâu rộng giữa hai bên vì mục tiêu chung nhằm không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Sự hợp tác lần này với AIA cũng tạo tiền đề vững chắc cho MoMo trong chiến lược số hóa các dịch vụ thuộc lĩnh vực bảo hiểm, gia tăng sự tiện nghi và lợi ích cho người Việt.”
Đại diện AIA Việt Nam cho biết, trong tương lai dài sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm bảo hiểm mà việc tư vấn hay thanh toán đều nằm trong hướng phát triển của công nghệ.
Ngân Thành
Ứng dụng gọi xe và giao hàng trực tuyến MyGo của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao giải Sao Khuê 2020 hạng mục “Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới”.
Nếu Vsmart Lux giải quyết tốt những vấn đề của việc ứng dụng camera ẩn dưới màn hình, thì đây mới thực sự là những gì người dùng cần ở một chiếc điện thoại thương hiệu Việt mà không cần phải hô hào về “lòng yêu nước”.
Huawei đã có phản ứng với quyết định của chính phủ Mỹ mới đây khi mở rộng các hạn chế đối với công ty trong Hội nghị thượng đỉnh phân tích toàn cầu hàng năm.
Là một phần nội dung trong bài phát biểu khai mạc của ông Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, với chủ đề “Huawei: Một năm và hơn thế nữa” tại Hội nghị thượng đỉnh Phân tích Toàn cầu thường niên lần thứ 17 (Global Analyst Summit) đang được diễn ra tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) từ ngày 18 – 20/5.
Tuần lễ “Siêu Sale Bất Tận” trên Lazada diễn ra từ ngày 18 – 22/5 với sự tham gia của tất cả các ngành hàng cùng nhiều thương hiệu lớn.
Để hỗ trợ Huawei không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ Mỹ, chính phủ Trung Quốc được cho là đã đầu tư 2,25 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) để giúp SMIC sản xuất loại chip tiên tiến mà hãng sản xuất này cần.
Công ty cổ phần công nghệ Sapo vừa công bố hoàn tất vòng gọi vốn và nhận đầu tư lên tới 7 chữ số USD từ Quỹ Smilegate Investment (Hàn Quốc) và Quỹ Teko Ventures (Việt Nam). Khoản đầu tư này sẽ giúp Sapo mở rộng hệ sinh thái sản phẩm sang lĩnh vực thanh toán và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, hướng tới tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
Ngày 13/5, Mỹ đã tiếp tục gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm các công ty Mỹ mua bán mặt hàng công nghệ của Huawei. Có vẻ như Trung Quốc sẽ không thể đứng yên khi thấy chính phủ Mỹ tiếp tục “bắt nạt” đứa con cưng của mình.
Universal Robots, công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) khuyến khích các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh việc triển khai giải pháp tự động hóa robot để duy trì lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất hiệu quả, đón đầu thời kỳ phục hồi kinh tế sắp tới.
Công ty cổ phần an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) đã ký kết hợp tác và chính thức trở thành đối tác phân phối sản phẩm thuộc lĩnh vực Cyber Security của Honeywell.