Rắc rối kép từ phía chính quyền Tổng thống Trump và đại dịch Covid-19 đã khiến doanh thu của Huawei ảnh hưởng trầm trọng, theo báo cáo thường niên vừa được hãng công bố.
Theo đó, doanh thu quý đầu tiên trong thập kỷ mới của Huawei không mấy khả quan, đạt 25,7 tỷ USD tương đương mức tăng trưởng 1,4% hàng năm. Cùng kỳ năm ngoái doanh thu của Huawei tăng 39% so với 2018. Rõ ràng, Huawei đã trải qua quãng thời gian thật khó khăn.
Công ty cũng báo cáo rằng tỷ suất lợi nhuận trong quý đầu tiên là 7,3%, mặc dù Huawei không công bố mức lãi ròng nói trên, tuy nhiên theo PhoneArena, con số rơi vào khoảng 1,9 tỷ USD. Huawei nhận định kết quả quý vừa rồi là “phù hợp với sự kỳ vọng”.
Huawei cũng không tiết lộ số lượng điện thoại mà họ đã xuất xưởng trong vòng ba tháng trở lại đây. Năm ngoái, Huawei đã cung cấp 59 triệu thiết bị cầm tay và vẫn đạt được số lượng 240 triệu chiếc điện thoại, mặc dù bị áp lực từ phía chính quyền Tổng thống Trump. Điều này đã giúp Huawei vượt Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, chỉ sau mỗi Samsung.
Sau khi mất các dịch vụ Google, Huawei đã phát triển hệ sinh thái của riêng mình, được ra mắt với loạt P40 series trong tháng này. Smartphone mới cũng sẽ không có các ứng dụng như CH Play, Google Tìm kiếm, Google Maps hay Gmail, Drive,… Tuy nhiên những điều này không quan trọng đối với nội địa, khi hầu hết các ứng dụng Google đều bị cấm và Huawei ngày càng chiếm được nhiều thị phần hơn tại đây.
Hiện tại, nhiều tin đồn đoán rằng ông Trump tiếp tục cân nhắc một vài sự thay đổi, việc này có thể khiến Huawei mất khả năng có chip do TSMC sản xuất. Huawei hiện tại là khách hàng lớn thứ hai của TSMC, chỉ sau Apple với dòng sản phẩm iPhone.
Theo luật mới đang được soạn thảo, việc xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất tại một công ty nước ngoài, có chứa 10% thành phần ngoại địa sẽ được kiểm soát bởi chính phủ Mỹ. Các chip do TSMC sản xuất cho Huawei rơi vào ngưỡng 25%, đồng nghĩa là chính quyền ông Trump kiểm soát chúng. Ở cấp độ đó, chính phủ Mỹ sẽ có thể chặn xưởng gia công chip cho Huawei.
Huawei đã bắt đầu chuyển một số thiết kế chip sang xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc, SMIC. Tuy nhiên thương hiệu này vẫn chưa dứt khỏi hẳn TSMC. Trên thực tế, TSMC dự kiến sẽ sản xuất chipset mạnh nhất của Huawei từ trước đến nay, Kirin 1012 dựa trên quy trình 5nm đối với sản phẩm Mate 40 vào cuối năm nay. Trước động thái quyết liệt của ông Trump và giới cầm quyền Mỹ, không rõ liệu Huawei sẽ thực hiện việc này bằng cách nào.
Các sản phẩm Huawei bán ra hiện tại đều không hỗ trợ dịch vụ của Google.
Mỹ từ lâu luôn xem Huawei có những hành động đe doạ đến an ninh quốc gia của đất nước này. Trước Huawei, ZTE, Hytera, Dahua và một số nhà sản xuất Trung Quốc khác đều bị Mỹ cấm cửa hoặc áp chế tài đặc biệt để các thương hiệu này có thể hoạt động tại đây. Ngoài ra, Mỹ đã cố gắng ngăn các đồng minh sử dụng thiết bị của các công ty trong lĩnh vực 5G của Huawei.
Phản kháng với những hành động trên, Huawei mới đây đã phát hành đi thông cáo báo chí, nói rằng: “Mạng Internet rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Huawei đang làm mọi thứ trong khả năng để giúp các nhà mạng đảm bảo ổn định và an toàn. Hãy cùng nhau. Chúng tôi đang làm việc để đáp ứng nhu cầu mạng tạo ra từ sự xa cách xã hội, khi mọi người cần các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như làm việc từ xa, giáo dục từ xa và mua sắm qua sàn thương mại điện tử”.
Những tổ chức nặc danh đang tạo tiếng vang trên các diễn đàn công nghệ, khi công bố rằng sở hữu gần 25.000 địa chỉ email và mật khẩu của các tổ chức lớn như WHO, Gates Foundation, NIH (trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ),…
Các vận động viên chuyên nghiệp ở khắp nơi trên thế giới vẫn đang miệt mài luyện tập để giữ phong độ theo cách riêng của mình trong dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng đã đồng ý tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, song song với phát triển kinh tế xã hội và nhấn mạnh người dân “vui mừng nhưng cảnh giác”.
Ngày 22/4, Facebook chính thức giới thiệu Messenger Kids tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Đây là ứng dụng nhắn tin và gọi video giúp trẻ kết nối với bạn bè và gia đình dưới sự kiểm soát của phụ huynh.
Bộ xét nghiệm Covid-19 mang tên “Pixel” được sản xuất bởi công ty LabCorp đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn cho mục đích sử dụng khẩn cấp.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất (22/4), hãy cùng ngắm và khám phá trái đất xinh đẹp của chúng ta để hiểu thêm, yêu quý và gìn giữ môi trường.
Dịch Covid-19 tràn tới gây ra rất nhiều hệ lụy, bẻ gãy nhiều cấu trúc mong manh mà trước đây, khi chưa đụng phải những thử thách lớn, vẫn tồn tại. Vậy Việt Nam cần làm gì sau dịch? Câu trả lời rất ngắn gọn “Chuyển đổi”.
Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố về tốc độ mạng trung bình của nước ta, hầu hết các thông số đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc tế.
Dựa trên công nghệ xếp chồng kép Double-stack, Samsung cho biết họ đang nghiên cứu và phát triển dòng chip nhớ V-NAND thế hệ thứ 7 có ít nhất 160 lớp, giúp tạo ra các dòng sản phẩm lưu trữ có sức chứa nhiều hơn nhưng kích thước không thay đổi, thậm chí sẽ nhỏ hơn.
Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4 là dự án do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ đạo Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương của doanh nghiệp CNTT-VT trên địa bàn.