Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, người dùng toàn cầu đã lựa chọn các giải pháp làm việc tại nhà (Work from Home - WFH), kéo theo nhu cầu sử dụng máy tính tăng cao trong quí 1 năm 2020, khiến các nhà sản xuất hụt hơi khi không đủ nguồn cung.
Trong khi mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 thì ngành máy tính lại có được những tín hiệu rất khả quan khi nhu cầu sử dụng PC và laptop của người dùng tăng cao. Tuy nhiên, điều trái khoáy là các nhà sản xuất máy tính lại không đủ nguồn cung trong giai đoạn này. Nguyên nhân do số lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất không đủ cung cấp nhu cầu của thị trường, trong khi đó việc sản xuất máy mới thì bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo báo cáo mới nhất về thị trường máy tính toàn cầu của IDC, dù nhu cầu sử dụng máy tính, máy trạm và laptop của người dùng tăng cao nhưng số lượng máy bán ra trên toàn cầu trong quý 1 năm 2020 lại ghi nhận ở giảm đến 8% so với mức tăng 5% của quý 1 năm 2019. Lenovo và HP vẫn là hai hãng dẫn đầu thị trường với số lượng máy bán được trong quí 1 năm 2020 lần lượt 12.830 và 11.701 máy, nhưng đều ghi nhận mức giảm lần lượt 4,4% và 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dell là hãng duy nhất trong Top 5 thương hiệu dẫn đầu thị trường được ghi nhận tăng nhưng chỉ ở mức 1,1% với số lượng máy tiêu thụ được trong quý 1 2020 là 10.496.
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng laptop của người dùng cũng thể hiện tăng rất rõ. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của GfK, doanh số tháng 2/2020 của ngành hàng laptop trên toàn thị trường Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng đến 43% so với mức tăng trưởng âm 8,5% của tháng 1/2020. Giá trị trung bình của một chiếc laptop mà người dùng sở hữu vào khoảng 15,35 triệu đồng.
ASUS vẫn đang là thương hiệu dẫn đầu thị trường laptop tại Việt Nam với 29,8%, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dell vẫn chiếm vị trí thứ hai với 23,6% trong tháng 2/2020, dù bị mất đến 8,5% thị phần. Acer và HP cùng chia vị trí thứ 3 và 4 với lần lượt là 22,2% và 9,2% thị phần. Trong khi đó, Apple cũng ghi nhận mức tăng nhẹ với 5,2% thị phần, chiếm vị trí thứ 5 trên thị trường laptop tại Việt Nam.
Theo số liệu kinh doanh vừa được FPT Shop công bố, doanh số laptop tại chuỗi hệ thống bán lẻ này trong tháng 2 đã tăng 79% và tháng 3 tăng 172% so với tháng 1. Chuỗi hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng của ngành hàng laptop ở mức 80% trong hai tháng đầu năm 2020.
Không chỉ được ghi nhận mức tăng trưởng tốt tại các hệ thống bán lẻ lớn, ngành hàng laptop cũng mang lại tin vui cho các cửa hàng nhỏ lẻ trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể theo chia sẻ của đại diện cửa hàng Hàng Chính Hiệu, doanh thu từ laptop trong hai tháng đầu đã tăng trưởng lên đến 125% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các dòng laptop của thương hiệu Acer là được bán nhiều nhất. Đáng chủ ý là dòng laptop Acer Nitro 5 phiên bản màn hình 120 Hz đem lại đến 50% tổng doanh thu của mảng laptop tại cửa hàng này.
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, người dùng toàn cầu đã lựa chọn các giải pháp làm việc tại nhà (Work from Home - WFH), kéo theo nhu cầu sử dụng máy tính tăng cao trong quí 1 năm 2020, khiến các nhà sản xuất hụt hơi khi không đủ nguồn cung.
Trong khi mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 thì ngành máy tính lại có được những tín hiệu rất khả quan khi nhu cầu sử dụng PC và laptop của người dùng tăng cao. Tuy nhiên, điều trái khoáy là các nhà sản xuất máy tính lại không đủ nguồn cung trong giai đoạn này. Nguyên nhân do số lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất không đủ cung cấp nhu cầu của thị trường, trong khi đó việc sản xuất máy mới thì bị ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo báo cáo mới nhất về thị trường máy tính toàn cầu của IDC, dù nhu cầu sử dụng máy tính, máy trạm và laptop của người dùng tăng cao nhưng số lượng máy bán ra trên toàn cầu trong quý 1 năm 2020 lại ghi nhận ở giảm đến 8% so với mức tăng 5% của quý 1 năm 2019. Lenovo và HP vẫn là hai hãng dẫn đầu thị trường với số lượng máy bán được trong quí 1 năm 2020 lần lượt 12.830 và 11.701 máy, nhưng đều ghi nhận mức giảm lần lượt 4,4% và 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dell là hãng duy nhất trong Top 5 thương hiệu dẫn đầu thị trường được ghi nhận tăng nhưng chỉ ở mức 1,1% với số lượng máy tiêu thụ được trong quý 1 2020 là 10.496.
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng laptop của người dùng cũng thể hiện tăng rất rõ. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của GfK, doanh số tháng 2/2020 của ngành hàng laptop trên toàn thị trường Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng đến 43% so với mức tăng trưởng âm 8,5% của tháng 1/2020. Giá trị trung bình của một chiếc laptop mà người dùng sở hữu vào khoảng 15,35 triệu đồng.
ASUS vẫn đang là thương hiệu dẫn đầu thị trường laptop tại Việt Nam với 29,8%, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dell vẫn chiếm vị trí thứ hai với 23,6% trong tháng 2/2020, dù bị mất đến 8,5% thị phần. Acer và HP cùng chia vị trí thứ 3 và 4 với lần lượt là 22,2% và 9,2% thị phần. Trong khi đó, Apple cũng ghi nhận mức tăng nhẹ với 5,2% thị phần, chiếm vị trí thứ 5 trên thị trường laptop tại Việt Nam.
Theo số liệu kinh doanh vừa được FPT Shop công bố, doanh số laptop tại chuỗi hệ thống bán lẻ này trong tháng 2 đã tăng 79% và tháng 3 tăng 172% so với tháng 1. Chuỗi hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng của ngành hàng laptop ở mức 80% trong hai tháng đầu năm 2020.
Không chỉ được ghi nhận mức tăng trưởng tốt tại các hệ thống bán lẻ lớn, ngành hàng laptop cũng mang lại tin vui cho các cửa hàng nhỏ lẻ trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể theo chia sẻ của đại diện cửa hàng Hàng Chính Hiệu, doanh thu từ laptop trong hai tháng đầu đã tăng trưởng lên đến 125% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các dòng laptop của thương hiệu Acer là được bán nhiều nhất. Đáng chủ ý là dòng laptop Acer Nitro 5 phiên bản màn hình 120 Hz đem lại đến 50% tổng doanh thu của mảng laptop tại cửa hàng này.
Trung tâm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (CIRP) đã công bố một số dữ liệu mới về tình hình điện thoại thông minh được kích hoạt trong Q1/2020, bên cạnh so sánh thị phần giữa iPhone và các thiết bị Android.
Trung tâm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (CIRP) đã công bố một số dữ liệu mới về tình hình điện thoại thông minh được kích hoạt trong Q1/2020, bên cạnh so sánh thị phần giữa iPhone và các thiết bị Android.
Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud) đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh Covid-19.
Khắp nơi trên thế giới, robot và drone đang tham gia tích cực vào các giải pháp phòng chống virus Covid-19. Hình ảnh của robot và drone xuất hiện liên tục trên các kênh truyền thông rất ấn tượng, dù là người máy nhưng trông rất gần gũi, như một nguồn nhân sự không thể thiếu trong cuộc chiến này.
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Apple chắc chắn sẽ khó ra mắt iPhone 12 vào tháng 9 mà sẽ phải lùi lại đến tháng 12 hoặc có thể sang tận năm sau.
Ngày 10/4, Gree Việt Nam tổ chức sự kiện “Ra mắt sản phẩm trực tuyến 2020”, giới thiệu 3 dòng điều hòa thế hệ mới được trang bị công nghệ chống ăn mòn muối biển và tích hợp nhiều tính năng tiên tiến khác. Đây cũng là dịp Gree chính thức công bố gia nhập thị trường gia dụng Việt Nam với loạt sản phẩm nồi cơm điện, nồi áp suất, quạt máy, bếp từ…
Cảnh sát hình sự cùng Công an một số quận, huyện trên địa bàn TP. HCM trong thời gian gần đây liên tiếp nhận được trình báo của nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại.
Cây ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội đã hoạt động vào sáng 11/4 tại Trung tâm Văn hoá – Thể thao phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Các nước châu Phi đang xem việc chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán di động – là một giải pháp quan trọng hàng đầu cho việc kiềm chế lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một hãng công nghệ Việt Nam tiếp nối chương trình sản xuất máy thở đối phó dịch là BKAV.