Một cỗ máy đọc sách đã được hai giảng viên Đại học RMIT nghiên cứu phát triển sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để đọc sách và làm thơ độc, lạ không giống ai.
Bộ sách mới nhất của Tiến sĩ Karen ann Donnachie (trái) và Tiến sĩ Andy Simionato (phải) đến từ Đại học RMIT (Úc) mang theo dòng chữ cảnh báo: “Chú ý! Sách này không do con người thiết kế.”
Thực ra thì nguyên tác của các cuốn sách này là do con người viết nên, nhưng phiên bản mới gồm thơ Haiku và những hình ảnh vô cùng “lạ” và “độc” là do trí thông minh nhân tạo (AI) tạo nên.
Cỗ máy đọc sách của hai giảng viên RMIT sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để “đọc” sách. Sau đó, cỗ máy dùng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chọn ra một tổ hợp từ ngữ mang chất thơ từ trang sách và biến chúng thành một bài thơ Haiku, đồng thời xóa toàn bộ những từ còn lại. Tiếp đến, cỗ máy sẽ tìm kiếm hình ảnh minh họa trên Google phù hợp với đoạn thơ trên và gửi nội dung đến một nhà in trực tuyến. Quy trình sáng tác như vậy là hoàn tất!
của Truman Capote. Thành phẩm khiến người đọc hơi bối rối vì thường khá hài hước và thi thoảng còn đậm chất thơ.
của Truman Capote
Tiến sĩ Simionato, Giảng viên khoa Kiến trúc và Thiết kế Đại học RMIT (Úc), chia sẻ rằng nhóm của ông đã “chạy thử nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi cuốn sách và mỗi lần lại cho ra kết quả khác nhau. Mỗi thuật toán sẽ giải được một câu đố mới, tổ hợp luôn nằm sẵn ở đó nhưng chúng ta chưa từng nhận ra thôi”.
Đây cũng là nỗ lực để níu kéo tương lai cho sách – thứ đã ở quanh ta từ rất lâu và đóng vai trò trung tâm của nhiều nền văn hóa, nhưng lại đang đổi thay quá nhanh.
Giờ đây, cách thức tạo ra và đón nhận con chữ, cũng như văn hóa nói chung đã chuyển đổi sâu sắc do lối viết tắt, các meme (biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet) và biểu tượng emoji trên mạng xã hội, và AI thì lại đang thay chúng ta tóm tắt lượng lớn văn bản mỗi ngày.
Điều gì sẽ xảy ra với báo giới khi robot có thể viết tin tức thành thạo như các nhà báo con người? Làm thế nào để tăng niềm tin của độc giả với tin tức do máy móc tự động tổng hợp nên?… Đây là những câu hỏi chúng ta cần phải nghĩ đến. Trên thực tế, AI có thể đọc nhưng chưa thể hiểu văn bản một cách trọn vẹn hay tạo ra các nội dung có ý nghĩa chính là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nỗ lực hơn. Vì vậy vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người.
Ô Lâu
Trong những ngày tháng Tư, nếu phải ở nhà mà không được ra ngoài thì mọi người có thể truy cập vào Netflix để thưởng thức những bộ phim vô cùng hấp dẫn sắp lên sóng.
Bên cạnh những bộ phim đã giới thiệu trong bài Những bộ phim về dịch bệnh hay nhất mọi thời đại (link cuối bài), chúng tôi tiếp tục đề xuất thêm cho độc giả 10 bộ phim hay khác về dịch bệnh, trong đó có phim Contagion khá giống với những gì Covid-19 đang hoành hành.
Hôm nay 2/4, cùng với việc ra mắt nhãn hiệu mới Bia Việt, công ty HEINEKEN Việt Nam đồng thời công bố vì không tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm, do đó sẽ dùng ngân sách này để đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Việc cách ly xã hội đang là phương án phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và để giám sát người cách ly tốt hơn, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ theo dõi của riêng mình.
Virus SARS-CoV-2 đang lây nhiễm rất nhanh khiến hàng chục ngàn người tử vong là minh chứng thực tế cho những gì mà một đại dịch gây ra cho nhân loại. Ngành điện ảnh thế giới đã từng thực hiện rất nhiều bộ phim hay về dịch bệnh mà bạn có thể xem lại ngay lúc này, giá trị thời sự như vẫn còn nguyên vẹn.
Các hoạt động truyền thống từ họp hành, học tập, nhà hát, hội chợ… đang dần chuyển sang hình thức trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
TikTok và Bộ Y Tế phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Truyền Thông Số Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và IGV Group chính thức khởi động chiến dịch “Ở Nhà Vẫn Vui” (#onhavanvui) kêu gọi người dùng ở nhà để cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.
Gấp sách lại rồi, tôi vẫn không hiểu tại sao mình đã đọc hết 400 trang về những chuyện lằng nhằng của 3 đứa nhỏ 14, 16, 17 tuổi ấy. Những câu chuyện sinh ra từ sai lầm tuổi trẻ của thế hệ trước kéo đến các sai lầm của thế hệ sau. 400 trang sách, đủ mọi mệt mỏi của những chuyện của bọn chưa thành người lớn, tôi đã đọc từng chữ một, mà không hiểu vì sao.
Thomas Frey là diễn giả người Mỹ, tác giả các cuốn sách “Communicating with the Future” (2011) và “Epiphany Z: Eight Radical Visions for Transforming Your Future” (2017). Ông theo thuyết vị lai, từng là kỹ sư làm việc 15 năm ở IBM. Ông thành lập và điều hành Viện DaVinci, tổ chức phi lợi nhuận chuyên về nghiên cứu và tư vấn, trụ sở bang Colorado, từ năm 1997. Dưới đây là chia sẻ của ông về các xu hướng, cơ hội do đại dịch Covid-19 tạo ra khá thú vị để tham khảo.
Nguồn tin từ các nhà cung ứng trực tiếp cho Apple khẳng định Táo khuyết chưa yêu cầu họ phải trì hoãn sản xuất và dự kiến thế hệ iPhone mới cũng sẽ ra đúng lịch, bất chấp dịch bệnh đang bùng phát.