Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ đang làm rất tốt việc hạn chế lây lan của dịch COVID-19.
Tính tới ngày 2/4, tại Đài Loan có 339 người dương tính với COVID-19, trong đó có 284 người đang điều trị, 5 người tử vong và 50 người đã hồi phục. Điều đáng chú ý là số lượng người nhiễm bệnh do lây nhiễm chéo trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng số người dương tính với COVID-19, còn lại là những ca nhập khẩu bệnh nhân nhiễm từ nước ngoài. Số liệu về người nhiễm bệnh được cập nhật liên tục bởi CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) và được công bố rộng rãi trên toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng.
Quyết liệt ngay từ khi mới bùng phát
Với vị trí địa lý nằm ngay cạnh lãnh thổ Trung Quốc và có số lượng người đi lại giữa hai bờ eo biển Đài Loan lên đến hàng triệu lượt một năm, việc giữ con số bệnh nhân ở mức hơn 300 người cho đến này là một thành công đáng ghi nhận của chính phủ Đài Loan. Năm 2019, số người Đài Loan đang làm việc tại Trung Quốc lên đến 405.000 người, chiếm 54,9% tổng số người Đài Loan làm việc tại nước ngoài.
Kinh nghiệm từ việc chống lại dịch SARS cách đây gần 2 thập kỉ giúp cho Đài Loan có những phản ứng mạnh mẽ ngay từ khi COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc. Ngày 26/1, Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên trên thế giới cấm các chuyến bay đến từ Vũ Hán, trong khi các chuyến bay khác từ Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Hành khách phải khai báo lịch sử di chuyển cũng như đo thân nhiệt tại sân bay, đồng thời chịu cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Hồi cuối tháng 1/2020, một người đàn ông Đài Loan bị phát hiện dương tính với corona virus trở về từ Vũ Hán đã cố tình không khai báo lịch sử di chuyển dù phát hiện mình bị sốt trước đó. Ngay lập tức, CDC áp mức phạt lên đến 300.000 Đài tệ (khoảng 234 triệu đồng) cho người này.
Án phạt 300.000 Đài tệ cũng áp dụng cho những ai cố tình vi phạm luật cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ nước ngoài. May mắn cho người đàn ông nói trên là không có người nào khác tiếp xúc với ông ta bị nhiễm bệnh, bởi mức án cao nhất dành cho người cố tình reo rắc dịch bệnh lên đến 500.000 Đài tệ đi kèm với án tù tối đa 3 năm.
Ý thức của người dân
Hồi cuối tháng 2, Đài Bắc đã phân phối gần 6,5 triệu khẩu trang đến các trường cấp 1, cấp 2 cũng như các cơ sở giáo dục trong toàn thành phố, cùng với 84.000 lít nước rửa tay và 25.000 thiết bị đo nhiệt độ. Tuy nhiên không phải đến khi bùng phát dịch bệnh, người Đài Loan mới đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh.
Hình ảnh người đeo khẩu trang có thể bắt gặp tại bất cứ đâu ở Đài Loan, đặc biệt là ở các địa điểm công cộng từ trước khi có dịch. Hơn thế nữa, ở bất cứ địa điểm công cộng nào như trường học, ga tàu, công viên,… người dân cũng có thể tìm được nơi rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Hầu hết các buổi hội họp tiệc tùng đều có một người đứng ở cổng, phụ trách việc xịt dung dịch sát khuẩn vào tay từng người khách khi họ đến tham dự.
Dù có số lượng người nhiễm nhiều hơn Việt Nam, nhưng cho đến nay Đài Loan vẫn chưa ban hành quy định cách ly toàn quốc. Người dân vẫn có thể ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng tránh tụ tập quá đông và không được đi thăm bệnh nhân tại bệnh viện.
Những người di chuyển bằng phương tiện công cộng mới bắt buộc phải đeo khẩu trang kể từ ngày 1/4, và chỉ những ai có nhiệt độ cơ thể cao hơn 37.5 độ không được phép lên tàu/xe. Đáng chú ý, các trường học tại Đài Loan vẫn cho học sinh đi học bình thường, và là một trong 6 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn còn mở cửa trường học cùng với Australia, Singapore, Sweden, Cuba và Tajikistan.
Công nghệ kiểm soát dịch bệnh
Đài Loan có hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia vào loại tốt bậc nhất trên thế giới. 99% dân số tham gia bảo hiểm quốc gia, ngay cả với những người nước ngoài đang sinh sống tại đây.
“Hệ thống bảo hiểm của Đài Loan làm cho người dân không ngại đi bệnh viện. Nếu bạn nghi nhiễm corona virus, bạn sẽ không cần lo lắng về việc không có tiền kiểm tra hoặc chữa trị. Kiểm tra hoàn toàn miễn phí, và trong trường hợp phải cách ly 14 ngày chính phủ sẽ trả mọi chi phí bao gồm thức ăn, nơi ở và chăm sóc y tế” – Kolas Yotaka, một nhân viên đại diện của chính phủ Đài Loan cho biết.
Đặc biệt, những người phải cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung tại Đài Loan sẽ nhận được khoản hỗ trợ 1.000 Đài tệ/ngày (khoảng 750.000 đồng) từ chính phủ. Khẩu trang cũng được bán dựa theo thẻ bảo hiểm y tế, mỗi người tham gia bảo hiểm được mua 1 tuần tối đa 3 chiếc với giá 5 Đài tệ/chiếc (trẻ em 1 tuần 5 chiếc), nên không có chuyện thiếu khẩu trang hay tăng giá ở đây.
Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của Đài Loan bao gồm cả các công nghệ phân tích dữ liệu lớn, như là một phần của kết quả phòng chống dịch SARS năm 2003, từng giết chết 73 người và làm nền kinh tế Đài Loan bị đình trệ. Khi COVID-19 bùng phát, Đài Loan đã cho đặt các máy đo nhiệt độ tại sân bay, nhà ga, bệnh viện,… để phát hiện các hành khách bị sốt – dấu hiệu của việc nhiễm corona virus.
Hành khách có thể báo cáo lịch sử di chuyển và tình hình sức khoẻ chỉ bằng việc quét mã vạch QR code. Đây là cách chính phủ sử dụng để phân loại nguy cơ lây nhiễm của từng hành khách dựa trên các nơi mà họ đã đi qua trong vòng 14 ngày gần nhất.
“Những người không đi đến những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ nhận được một tin nhắn SMS để giúp làm thủ tục nhập cảnh nhanh hơn. Còn những ai từ vùng lây nhiễm cao phải cách ly tại nhà và bị theo dõi thông qua GPS của điện thoại để đảm bảo họ không đi lung tung trong thời gian này” – một bài báo từ NBC News cho biết.
Ngành hàng di động có dấu hiệu chững lại dù người tiêu dùng vẫn quan tâm đến những sản phẩm mới, thị trường laptop đang có mức tăng trưởng mạnh vượt ngoài dự đoán, và đã có sự chuyển mình đầu tư kích cầu người dân mua sắm từ hình thức truyền thống sang online của ngành điện máy trong mùa đại dịch Covid-19.
Hơn 10 trang web liên quan đến tôn giáo, chương trình từ thiện, quỹ thiện nguyện và một số lĩnh vực khác đã bị xâm nhập để kích hoạt tấn công vào trình tải xuống từ ổ đĩa trong thiết bị nạn nhân. Tin tặc sử dụng một bộ công cụ sáng tạo, bao gồm phát tán qua GitHub và sử dụng mã nguồn mở.
Từ ngày 1/4, UBND TP.HCM chính thức đưa vào hoạt động đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đặt tại Trung tâm điều hành chỉ huy tích hợp thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) bảo trợ, Cục Tin học hoá đồng hành cùng Vietnam Remote Workforce xây dựng danh sách các phần mềm và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt giai đoạn dịch COVID-19.
Những ngày trước khi Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly toàn xã hội ban hành, Chính phủ đã yêu cầu người dân hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập đông người, yêu cầu các dịch vụ như rạp phim, cafe, spa, quán ăn… ngừng hoạt động khiến đường phố trầm lắng hẳn. TP.HCM – khu đô thị sầm uất nhất cả nước cũng đã trở nên vắng vẻ đi rất nhiều, thành phố đang trải qua những ngày thật khó quên trong mùa dịch Covid-19 lịch sử.
Bên cạnh bộ đôi flagship P40 và P40 Pro được ra mắt tại Trung Quốc vào ngày 8/4 tới, Huawei còn được cho là sẽ ra mắt thêm một chiếc smart TV mang tên Vision Smart TV, với hai kích thước 65 và 75 inch. Đây sẽ là chiếc TV thứ hai của Huawei sử dụng hệ điều hành Harmony OS do công ty tự phát triển, sau chiếc Honor Vision Pro đã được ra mắt vào cuối năm ngoái.
Thương hiệu Office 365 nổi tiếng sẽ bị thay thế bằng Microsoft 365 trong một thông báo đến từ tập đoàn công nghệ Mỹ ngày hôm nay 31/3. Tất cả các gói dịch vụ như Office 365 hay Office 365 ProPlus đều sẽ chuyển thành “Microsoft”.
Kết thúc cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 30/3, Thủ tướng đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng và yêu cầu các doanh nghiệp không giới thiệu hoặc triển khai gói bảo hiểm liên quan đến với dịch bệnh Covid-19.
Nhiều tiểu bang và thành phố của Hoa Kỳ đã yêu cầu công dân của họ ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh đại dịch Covid-19 lây lan. Những hình ảnh từ trên cao này cho thấy các thành phố trên khắp nước Mỹ vắng lặng như trong các bộ phim về ngày tận thế.
Telio, nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam thông báo thành lập Quỹ Hỗ trợ Phòng chống COVID-19 hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các khách hàng của mình vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, với mức 20 triệu đồng một lần cho mỗi cửa hàng, đại lý.